Free Website Hosting

Chương 7 - Làm người là khó

by admin on 10:36 PM

 Chương 7
Tòng chính tại thủ đô

Tháng 7-1986 tôi về Hà Nội nhận nhiệm vụ Bộ Trưởng Bộ Ngoại thương.

Đến Hà Nội được 2 ngày, đồng chí Lê Đức Thọ gọi tôi đến nhà riêng để bảo ban công việc mới. Sau một vài câu hỏi han về sự bàn giao công việc ở Hải Phòng, anh Thọ đi ngay vào công việc. Anh nói:

-Cậu lên Hà Nội, bây giờ chưa nên đi vào công việc của Bộ ngay, mà cần đi xuống cơ sở các tỉnh, thành phố để nắm tình hình. Khi nắm được tình hình các địa phương rồi, sẽ về Bộ nắm tình hình bộ máy tổ chức của Bộ. Vì ở trên Trung ương bảo thủ trì trệ lắm! Nếu không, sẽ bị bộ máy trên này bao vây, mình lại làm theo lối cũ, sa vào tình trạng quan liêu bàn giấy, xa rời quần chúng như một số cán bộ ở địa phương được điều lên Trung ương, không phát huy được tác dụng!

Anh kể tên một số cán bộ làm ví dụ. Tôi cảm ơn anh và làm theo chỉ thị của anh. Nhưng ý tôi hơi khác. Mình ở địa phương mới lên, muốn ở lại Bộ nắm tình hình chung, không riêng gì Bộ mà cả Trung ương, Chính phủ, các ngành, xem cung cách làm ăn ở trên này ra sao, rồi sẽ đi địa phương thì tốt hơn. Tuy vậy tôi vẫn chấp hành ý kiến anh Thọ. Sau một tuần ở Văn phòng Bộ, họp sơ kết 6 tháng hết 3 ngày, Bàn giao công việc với anh Lê Khắc, nguyên Bộ trưởng và nắm sơ qua tình hình Văn phòng Bộ hết 3 ngày.

Tôi với anh Lê Khắc biết nhau từ lâu, nên việc bàn giao, trao đổi công việc thuận lợi, vui vẻ. Anh tâm sự với tôi: “Mình được anh Nguyễn Lam, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế cho biết là mình vẫn ở lại làm Bộ trưởng. Hôm nghe thông báo trên đài, mình mới biết ông lên thay mình...”. Rồi anh nói sang chuyện bàn giao công việc. Anh Lê Khắc nguyên là Phó ban Tổ chức Trung ương, sang làm Ngoại thương, nên anh chú ý nhiều về công tác cán bộ, rồi mới đến công tác nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Anh kể đã sang làm Bộ trưởng được 6 năm 6 tháng. Nhưng không làm được nhiều việc rõ rệt, vì quân của “Lí Ban” nó phá quá! Mình với cậu Tu, Thứ trưởng tổ chức hướng dẫn nhân dân trồng được 2 vạn ha cây điều ở Tây Nguyên và Nam Bộ (đào lộn hột) là đáng kể hơn cả. Anh phân tích cho tôi nghe về năng lực trình độ từng Thứ trưởng.

Khi tôi về còn 4 thứ trưởng là các anh: Nguyễn Tu, Hoàng Trọng Đại, Nguyễn Mạnh Cầm, Tạ Cả. Còn các anh Nguyễn Văn Đào, Nguyễn Chanh đã về hưu hoặc chuyển công tác. Rồi anh nói về đội ngũ cán bộ chủ chốt: Vụ Trưởng, Vụ Phó, Chánh Phó Giám đốc các Tổng công ti... Nghe anh em kể lại, anh rất nghiêm khắc với cán bộ, nhất là những cán. bộ quan hệ nhiều với anh Lí Ban, Thứ trưởng Thường trực cũ. Trong bộ có một bài văn vần, do anh em sáng tác:
Thời tiết năm lay Khắc nghiệt ghê
Chanh rụng, Đào rơi, hoa Đại héo!
Cầm về, Tu sửa, chốn vườn hoang...
Anh bảo tôi: - Các tay thứ trưởng này đá lẫn nhau ghê quá! Tôi đã bảo các cậu ấy không khác gì đàn ngựa nhốt chung một chuồng...

Qua anh nói, tôi vừa buồn cười, vừa nhớ mấy anh em bạn làm ngoại thương khuyên tôi đừng nhận làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, rắc rối lắm, nhất là mình ở nhà quê lên, không “đọ” nổi họ đâu.

Nhưng biết làm thế nào? Tổ chức đã quyết rồi cứ làm đã...

Sau một tuần ở văn phòng Bộ, tôi vào nắm tình hình các tỉnh miền Nam, nơi có nhiều hàng hoá xuất nhập khẩu, các công ti lớn của Bộ cũng đóng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đúng chỉ thị của anh Lê Đức Thọ, tôi công tác ở miền Nam khoảng hai tháng. Khi anh Ba sắp mất tôi mới ra Bắc.

Dự lễ tang anh Ba xong (10-9-1986 anh Ba qua đời) tôi tiếp tục đi các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Trong dịp đi công tác các tỉnh phía Nam tôi nhận thấy có rất nhiều việc thuộc Bộ Ngoại thương phải giải quyết, trong đó nổi bật việc xuất cà phê sang các nước Liên Xô và Đông Ấu. Tổng số lượng xuất có 15.000 tấn/năm mà năm nào ta cũng không hoàn thành, năm sau phải trả nợ năm trước. Trong chuyến đi này có đồng chí Tu, Thứ trưởng, đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Tổng Giám đốc Tổng công ti Tổng hợp II của Bộ, đồng chí Nhật Hồng, Giám đốc Vietcombank Sai gon, đồng chí Vinh, Chánh văn phòng Bộ, và một số cán bộ của Bộ. Vấn đề bức xúc lúc đó là cà phê sắp đến mùa thu hoạch, nhưng giá thu mua quá rẻ, mua chịu của dân Dak-Lak, Gia Lai, Kontum, nhất là Dak-Lak, thì không thu mua được. Có gia đình tôi đến thăm còn 4, 5 tấn cà phê vụ trước, đóng vào bao, vào cót, để chờ giá cao mới bán. Trong khi đó giá bán cà phê cho các nước tư bản đang lên, từ 2.000 USD/tấn đến 2.700 USD/tấn. Còn giá cà phê ta mua, dùng hàng hoá đối lưu, tính ra khoảng 600 USD/tấn, mà ta lại mua chịu. Tôi quyết định mỗi gia đình có cà phê bán cho Nhà nước 50%, còn 50% cho bán sang thị trường các nước tư bản. Mọi người lúc đó mới đổ cà phê ra bán chịu cho Nhà nước 50%, còn 50% bán cho thị trường tư bản. Nhân dân phấn khởi, các đồng chí Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Dak-Lak phấn khởi. Tôi nhớ lúc đó đồng chí Tư Trương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Dak-Lak phụ trách kinh tế và đồng chí Chính, Giám đốc công ti xuất nhập khẩu tỉnh, vô cùng phấn khởi về chủ trương này. Hàng ngày mua được cà phê là cho chuyển xuống thành phố Hồ Chí Minh để xuống tàu Liên Xô đang đợi ở cảng...

Trong lúc đang say sưa vận dụng linh hoạt việc mua cà phê rất có hiệu quả, tôi được điện của Văn phòng Chính phủ cho biết là phiên họp Thường vụ Hội đồng bộ trưởng anh Đỗ Mười bảo: “Ông Thành đang làm hỗn loạn tình hình mua cà phê ở Tây Nguyên, làm loạn thị trường v.v...”. Tôi lờ đi, không trả lời, vì đó chỉ là thông tin. Văn phòng Bộ cũng điện vào tương tự như vậy.

Hôm sau tôi nhận được điện thoại trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, hỏi về việc này. Tôi báo cáo tóm tắt tình hình với anh Tô, cách giải quyết cụ thể và có kết quả rõ rệt. Còn ai đó bảo tôi làm loạn thị trường là không có căn cứ, nếu làm sai, tôi xin cách chức Bộ trưởng Bộ Ngoại thương. Anh Tô nói: “Tôi cũng nghe có người nói như vậy, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Đồng chí cứ giải quyết xong công việc, về báo cáo...”

Không ngờ kết quả vượt quá yêu cầu, đến giữa tháng 12-1986 ta đã giao xong cà phê cho Liên Xô và các nước Đông Âu, không những thế mà còn trả hết nợ cà phê những năm trước tồn đọng lại... Thế mà mãi hết vụ cà phê 1987, cũng theo phương thức năm 1986, còn làm tốt hơn nhiều, do đó mới hết dư luận “ông Thành làm loạn thị trường miền Nam”. Ngày nay thỉnh thoảng gặp lại anh Tư Trương, anh Chính, anh Ba Quang chúng tôi còn nhắc lại câu chuyện xuất cà phê sang thị trường Liên Xô và Đông Âu năm 1986 và 1987.

Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng: “Lúc anh Ba yếu nặng chú không lại?”. Tôi nói chuyện đi công tác miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái: Cừ, Muội, Hồng, các con rể Lê Bá Tôn, Hồ Ngọc Đại. Nói là cháu, nhưng các cháu chỉ kém tôi 5,7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng:

- Ba cháu mất rồi, liệu họ... có giết gia đình nhà cháu không?

Tôi nói:

- Tại sao các cháu lại có ý nghĩ lạ như vậy? Ai dám hại nhà mình? Ba cháu là con người vĩ đại, một nhà hiền triết mới kế nghiệp được Cụ Hồ, giải phóng miền Nam. Không có Ba làm sao giải phóng được miền Nam, thống nhất được đất nước, không để xảy ra lắm máu? Ai dám hại gia đình nhà mình? Đừng nghĩ linh tinh. Đảng mình là Đảng vĩ đại, nhân dân yêu quý Ba các cháu, sao lại nghĩ vớ vẩn như vậy? Các cháu yên tâm, chú nghĩ không bao giờ có chuyện đó. Còn bao nhiêu người có mặt... ai dám làm bậy?

Bấy giờ các cháu mới yên tâm. Hồ Ngọc Đại nói chen vào:

- Còn bao nhiêu các chú... Họ chẳng dám làm bậy đâu!

Sau đó, tôi mới tìm hiểu, tại sao có chuyện hoảng loạn tại gia đình anh Ba như vậy, khi anh qua đời... Đó là những người có dụng ý chia rẽ, nói phe cánh anh Lê Đức Thọ và Trần Xuân Bách định ám hại gia đình anh Ba. Tôi nghĩ không bao giờ có thể như thế được. Đảng ta được Bác Hồ xây dựng và lãnh đạo đội ngũ cốt cán cách mạng, đã làm nên bao kì tích, không thể có những hành động “đồi bại” như thế được. Mấy ngày đó tôi thường xuyên lại nhà anh Ba, để ổn định tư tưởng cho các cháu, nhất là cháu Cừ, vợ đồng chí Lê Bá Tôn, lo lắng nhất...

Tôi cũng chỉ mới biết có sự bất hoà giữa anh Ba và anh Lê Đức Thọ, cách đấy khoảng 4, 5 tháng. Vì tôi ít quan lâm, tôi tin các anh đã có quá trình rèn luyện, lại là người gần gũi Bác Hồ, chắc chắn các anh luôn luôn đoàn kết bên nhau để thực hiện và xây dựng sự nghiệp Bác để lại.

Khoảng tháng 5-1986 tôi đến thăm anh Ba ở Hồ Tây, gần đến khu biệt thự tôi gặp xe anh Thọ đi ra. Tôi vào thăm anh Ba, có anh Bùi San ở đó. Thấy tôi đến, anh Bùi San chào anh Ba ra về. Tôi bắt tay anh Bùi San và vào thăm anh Ba. Anh Ba tỏ vẻ hơi bực tức nói:

-Đấy nó đấy, tôi vừa đuổi nó ra rồi...

Tôi suy nghĩ mãi mới biết là xe anh Thọ vừa ra... Tôi không nói gì, chỉ thăm sức khoẻ anh, nói tóm tắt một vài việc lớn của Hải Phòng để báo cáo với anh, vì lúc này tôi thấy anh Ba mệt nhiều. Tôi muốn để anh nghỉ ngơi, nên xin phép ra về. Nhưng anh Ba bảo tôi ngồi lại nói chuyện, rồi anh nói:

- Mấy anh lại đây bảo tôi viết di chúc, tôi nói không cần. Việc viết di chúc chỉ dành riêng cho Bác. Còn tôi, tôi nghĩ Trung ương các đồng chí đã trưởng thành cả rồi, viết di chúc chỉ gây khó khăn cho các đồng chí. Mình nói thế này, nhưng khi Trung ương bàn lại khác, sinh ra phức tạp, mất đoàn kết. Các đồng chí viết sẵn di chúc bảo tôi kí, tôi không kí.

Rồi anh bảo tôi:

-Tôi đã bàn với một số đ/c Bộ Chính trị, kì Đại hội này đưa anh Linh hoặc anh Võ Chí Công thay tôi làm cả khoá hoặc nửa khoá rồi để đồng chí Thành làm. Còn anh Tố Hữu sau đổi tiền không còn khả năng làm Tổng Bí thư...

Tôi đợi anh Ba nói hết, và suy nghĩ. Những lần trước, khi về thăm Hải Phòng hoặc anh gọi tôi lên nhà chơi, anh Ba có nhắc vấn đề này, tôi đều nói:

- Nước ta còn ảnh hưởng lễ giáo phương Đông, lớp trẻ không thể qua mặt các đồng chí lão thành đi trước mình hàng thập kỉ...

Anh Ba ngắt lời tôi, mỉm cười và nói:

-Tôi đã bàn với một số đồng chí Bộ Chính trị, đồng chí Thành thì các đồng chí đồng ý...

Lúc đó anh mệt, tôi không dám nói dài với anh, chỉ nói gọn:

-Rất cảm ơn anh, nhưng theo tôi nghĩ thì rất khó...

Anh lại vui vẻ đứng dậy, vỗ vai tôi và nói: “Cứ làm việc cho tốt...”. Tôi chào anh ra về, chỉ nghĩ nhiều về bệnh tật của anh, và cũng hơi buồn vì trong các anh đã có sự rạn nứt... sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đoàn kết nội bộ của Đảng.

Sau lễ tang Tổng Bí thư Lê Duẩn, tôi làm việc ở Bộ ít ngày, lại tiếp tục đi nắm tình hình các tỉnh thành phố phía Bắc. Trong lúc đó tình hình chuẩn bị Đại hội 6 khẩn trương. Đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bổ sung vào Bộ chính trị và Thường trực Ban Bí thư, cùng chuẩn bị Đại hội Đảng, chủ yếu là về văn kiện Đại hội, còn chuẩn bị tổ chức cán bộ do anh Lê Đức Thọ phụ trách.

Đi các tỉnh miền Bắc, nắm tình hình một vài ngày, tôi lại về Bộ làm việc. Các tin tức về việc chuẩn bị Đại hội 6 rất sôi nổi, nhất là vấn đề nhân sự Đại hội. Những đồng chí thân thiết với tôi đến chơi, thông tin cho tôi biết về thế lực chống tôi, đang hoạt động rất ráo riết với mục tiêu:

- Số một: đánh bật tôi ra khỏi Trung ương

- Thứ hai: phải làm mất rất nhiều phiếu để tôi không được giới thiệu vào Bộ Chính trị. Đồng thời các đồng chí bảo: Giá là các anh khác, họ sẽ ở lại Hà Nội theo dõi tình hình để đối phó. Tôi cứ bỏ nhiệm sở đi về các tỉnh nắm tình hình, đó là mắc mưu anh Lê Đức Thọ.

Tôi cười và nói: “Mình đã có quan điểm của mình rồi...”. Có đồng chí còn nóng với tôi, nói: “Ông định bỏ chúng tôi hay sao?” Thế mới khó. Tôi phân tích lại cho các đồng chí nghe: “Chúng ta phải làm cho thành công chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, không bị mất nước. Chứ tranh giành chức vụ, mất đoàn kết thì rất lôi thôi...”.

Trong lúc gần đến Đại hội, đồng chí Tạ Cả, thứ trưởng phụ trách tổ chức đến nói với tôi: “Một đồng chí lãnh đạo lâu năm ở Ban Tổ chức Trung ương, nói qua đồng chí cán bộ Ban Tổ chức Trung ương theo dõi Bộ Ngoại thương, bảo tôi nói lại với anh: Anh phải rất cảnh giác với những lời khen của anh Mười. Tất cả đều là “đãi bôi”. Anh Tạ Cả là đồng chí quen biết tôi từ lâu, nay đã qua đời, còn hai đồng chí kia vẫn khoẻ mạnh và đang sinh sống ở Hà Nội. Tôi nói với anh Tạ Cả, cảm ơn hai đồng chí đã thông tin cho tôi biết để cảnh giác... Còn tôi quan hệ với anh Mười vẫn bình thường, không tỏ ra một sự khác biệt nào, vẫn như khi tôi còn là cán bộ dưới quyền trực tiếp của anh ấy.

Anh Trường Chinh tuy làm Tổng Bí thư, nhưng tôi cảm thấy chung quanh anh có nhiều người không thực lòng ủng hộ anh. Anh chỉ chủ trì chủ yếu về văn kiện, Báo cáo chính trị trước Đại hội... Tôi cảm thấy anh bị lấn át. Anh thường gọi tôi sang nhà trao đổi những nội dung “đổi mới”, nhất là cách quản lí, lí luận về kinh tế thị trường, kinh tế kế hoạch hoá, hỏi kinh nghiệm xây dựng kinh tế của Nhật Bản và một số nước khác.

Khi trao đổi về nhân sự, anh bảo tôi rằng việc ấy anh Thọ chuẩn bị, chưa đưa ra bàn ở Bộ Chính trị, còn phân tán ý kiến ở những vị trí chủ chốt. Suy nghĩ một lát, anh nói với tôi:

-Nếu tôi tiếp tục làm Tổng Bí thư, tôi đề nghị anh Văn làm Chủ tịch nước, đồng chí phụ trách bên Chính phủ.

Tôi nghĩ có thể anh Ba đã bàn với anh Trường Chinh, hoặc tự anh Trường Chinh chọn tôi, tôi không rõ. Tôi thưa với anh Trường Chinh là:

-Theo tôi nắm được tình hình thì thế lực không muốn để anh làm tiếp Tổng Bí thư rất đông. Tôi thấy rất khó đấy! Tôi xin chân thành cảm ơn anh và đề nghị nên cử anh Mười làm Thủ Tướng vì anh Mười đã làm Phó Thủ tướng lâu năm!

Anh Trường Chính nghiêm nét mặt, tỏ vẻ không đồng ý và nói:

-Anh Mười anh ấy võ biền lắm, đồng chí thấy đấy? Các cuộc họp, tôi nói, anh ta thường chẹn họng tôi.

Và anh nói thêm một vài nhận xét khác về anh Mười...

Tháng 11-1986 Trung ương họp để thông qua các văn kiện chính thức đưa ra Đại hội 6. Tôi đang họp, chiều về thì được đồng chí Trung Thành, chuyên viên cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương, làm công tác Tổ chức cán bộ từ 1951, theo dõi vụ việc của tôi cho biết là có thư tố giác tôi khai man lí lịch gồm 9 điểm, trong đó anh Thọ giao cho phải xác minh ngay hai vấn đề mới là: ngày bị bắt và ngày được tha từ Côn Đảo về. Tôi hỏi anh Trung Thành có phải là anh Tô Duy tố giác tôi? Anh Trung Thành hỏi lại tôi:

- Sao anh biết?

-Tôi biết lâu rồi, anh em Hải Phòng nói cho tôi biết, anh Tô Duy, anh Thắng, anh Ái đi sưu tầm hàng năm nay về việc tôi bị bắt, bị tù ở Hải Phòng. Quá nhiều người biết, họ đều nói đến tai tôi. Tôi vẫn còn nghi ngờ, vì tôi đánh giá anh Tô Duy không đến nỗi hành động trái lương tâm như vậy! Nhưng từ hôm anh Đức Lạc, Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội (bạn tù với tôi ở trại giam Cát Bi) lại tôi chơi, nói chuyện tỉ mỉ về việc này, tôi mới tin là anh Tô Duy đã làm việc ấy.

Anh Trung Thành bảo tôi đúng là anh Tô Duy. Tôi cung cấp thêm cho anh Trung Thành những vấn đề mới của anh Tô Duy nêu ra và thư của anh Hoàng Chữ gửi cho anh Đỗ Mười. Tôi chỉ được anh Trung Thành ghi sổ tay nói lại, tôi không được xem bản chính.

Mãi sau ngày đối chất 26-2-1993 tôi mới có bản photocopy thư vu khống tôi của anh Tô Duy và anh Hoàng Chữ. Anh Trung Thành và một số cán bộ phải làm khẩn trương hơn một tháng mới có báo cáo chính thức với anh Lê Đức Thọ là mọi việc đã rõ ràng như kết luận 897 ngày 24-10-1984 do anh Võ Chí Công kí.

Thế là ngón đòn vu khống chính trị do anh Tô Duy làm tham mưu bị bước đầu bẻ gãy. Nhưng chưa phải kết thúc. Họ còn đeo đuổi vấn đề này cho đến hôm nay, từng thời kì hành động của họ, tôi sẽ trình bày tiếp ở những phần sau...

Trong khi đó những anh chị em cùng cánh với anh Tô Duy dùng cơ sở quen biết của mình ở các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ở toàn quốc, thông tin cho các đoàn Đại biểu đi dự Đại hội về những tin thất thiệt liên quan đến lí lịch của tôi. Có những đồng chí Đại biểu đã phẫn nộ về những hành động tuyên truyền xuyên tạc bỉ ổi của họ, như chị Ba Thi đoàn Đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, anh Quý - uỷ viên Thường vụ Phó chủ tịch tỉnh Hải Hưng, anh Đức Lạc - Hà Nội v.v... Họ đã trực tiếp gặp tôi thông tin cho biết, và các đồng chí đã phản bác lại những luận điệu vu khống trong các đoàn Đại biểu đi họp Đại hội.

Riêng ở Hải Phòng, Đại hội Đảng Thành phố bầu đại biểu đi họp Đại hội 6 (lúc đó các Uỷ viên Trung ương cũng phải do Đại hội cấp dưới bầu, không như hiện nay Uỷ viên Trung ương là đại biểu đương nhiên) do những người thuộc phe cánh anh Tô Duy, họ tuyên truyền lôi kéo được một số đại biểu, nên tôi bị mất hơn 40 phiếu bầu cử Đại biểu đi họp Trung ương ở Đại hội Hải Phòng.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc, họ tiếp tục tìm cách tuyên truyền xuyên tạc. Anh Tô Duy công khai phát biểu ở đoàn, vu khống lí lịch tôi nhưng đã bị Đoàn ngăn lại, không cho phát biểu vô nguyên tắc.

Họ rỉ tai, nhỏ to thông tin xuyên tạc, vận động các đại biểu Đại hội không bầu cho tôi. Nhiều đồng chí Đại biểu thông tin cho tôi biết. Không những thế, họ còn dung túng cho bà Dung đeo băng trước ngực “đả đảo Đoàn Duy Thành” được đi chung quanh nhà họp Đại hội Ba Đình. Bà Dung là người thế nào? Bà Dung là đảng viên và là mậu dịch viên công ti bách hoá Hải Phòng, bị bệnh thần kinh phân liệt, có mâu thuẫn với chị Đỗ Thị Mận, Phó Chủ nhiệm công ti, là vợ đồng chí Đặng Toàn, Chủ tịch UBND thành phố. Đã nhiều năm bà Dung đến công ti đánh chửi chị Mận, đeo băng đả đảo anh Đặng Toàn. Tôi được phân công giải quyết vụ này. Xét về đời sống bà Dung, không có chồng con, nhà ở không có, phải đi ở nhờ, tôi đã dàn xếp với công ti xếp cho bà Dung một gian nhà ở, nâng cho một bậc lương v.v... Bà Dung không đến cơ quan gây sự đánh chửi chị Mận được khoảng nửa năm, sau đó lại đến tiếp diễn, rồi đi khắp phố chung quanh công ti bách hoá chửi vợ chồng anh Toàn chị Mận. Anh Đặng Toàn lại chạy đến tôi cầu cứu. Tôi mời các đồng chí Bí thư Đảng uỷ công ti và Giám đốc công ti, giao nhiệm vụ phải kiểm điểm và có hình thức kỉ luật với bà Dung. Thế là bà Dung bỏ việc đi kiện khắp nơi, và đeo băng đả đảo tôi.

Ban Tổ chức Đại hội nhiều người biết rõ căn nguyên việc này, đáng lẽ phải dẹp đi mới phải, trái lại cho đó là “dân chủ”, “quyền công dân”, cho đến nơi tiếp dân của Đại hội, đeo băng đả đảo tôi, được đi ngoài đường quanh Hội trường Ba Đình nhằm làm cho các Đoàn đại biểu nhìn thấy. Đó cũng là một việc làm của nhóm anh Tô Duy. Mặc dù khi tỉnh táo, bà Dung vẫn nói tôi là ân nhân của bà ta. Nghĩa là các anh ấy không thực hiện được việc gạt tôi ra khỏi danh sách giới thiệu của Trung ương, thì dùng đủ mọi thứ có thể, tác động vào lá phiếu, không bầu tôi vào Trung ương khoá 6, để đạt được mục tiêu thứ 2 của các anh ấy đề ra.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 khai mạc. Cũng như các lần Đại hội trước, chủ yếu là bàn nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, còn bàn về báo cáo chính trị, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm đã bàn kĩ ở Đại hội các cấp, đến Đại hội chính thức chỉ bàn những vấn đề lớn còn tồn tại đưa ra thảo luận. Thời gian còn lại là bàn về tổ chức nhân sự.

Trong Đại hội, anh Vũ Oanh nói với tôi:

-Anh Lê Đức Thọ “mót” làm Tổng Bí thư lắm đấy!

Lúc đó tôi mới biết. Vì nhiều lần anh Thọ gặp tôi đều nói là: “Anh bị nhiều bệnh không thể đảm đương được nhiều công việc”. Anh Thọ cũng nhiều lần hỏi tôi Tổng Bí thư nên là ai, tôi đều trả lời là tùy Bộ Chính trị quyết định, giới thiệu ra Trung ương chúng tôi sẽ bầu thôi. Ngay trong Đại hội, khi anh Vũ Oanh cho tôi biết ý anh Thọ, tôi cũng vẫn trả lời anh Thọ như vậy. Hôm Ban Chấp hành bàn về nhân sự, anh Thọ gọi tôi sang nhà riêng hỏi tôi về chuyện các đồng chí Trung ương bàn nhân sự Tổng Bí thư thế nào, đã giới thiệu ai chưa? Tôi báo cáo anh Thọ, tổ Trung ương của tôi các đồng chí đều nói không nắm được cụ thể, nên không giới thiệu ai, đợi Bộ Chính trị giới thiệu. Anh Thọ lại hỏi tôi: “Ý cậu thế nào?”. Tôi cũng báo cáo anh Thọ như lần trước và nói thêm vấn đề vị trí Tổng Bí thư rất quan trọng, đặc biệt trong lúc này là phải có uy tín mới qui tụ được toàn Đảng, nhất là anh Ba mới qua đời. Còn chọn ai tùy tiểu ban nhân sự chọn và báo cáo Bộ Chính trị. Tôi không nắm được cụ thể nên không dám giới thiệu cụ thể ai cả. Anh Thọ không nói gì thêm và hỏi sang việc khác...

Khi Đại hội đang họp ở các Đoàn và Tổ, (Đoàn Hải Phòng với Hà Nội là một Tổ, họp ở Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương), tôi được đồng chí Đỗ Mười gọi ra ngoài và cùng sang số 4 Nguyễn Cảnh Chân, Văn phòng Trung ương Đảng. Đồng chí dẫn tôi vào một phòng. Khi đi trên đường tôi suy nghĩ không rõ anh Mười có việc gì. Tôi đoán có lẽ anh Mười làm công tác tư tưởng cho tôi để rút lui khỏi danh sách Trung ương giới thiệu. Một số đồng chí thôi Uỷ viên Trung ương khoá này, đều được từng đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị gọi đến làm tư tưởng để rút lui. Tôi nghĩ có lẽ tôi cũng vậy. Nhưng khi vào một phòng, ngồi nói chuyện, anh Mười nêu vấn đề anh Võ Nguyễn Giáp (anh Văn) ra nói về lí lịch anh Văn, năm 16 tuổi đã được thực dân Pháp cho sang Pháp học 6 tháng. Anh Mười bảo tôi về nói cho Đoàn Đại biểu Hải Phòng biết và những ai quen biết ở Đoàn khác cũng nói cho các đồng chí ấy biết... Rồi anh Mười đi ngay.

Tôi lại trở lại tổ họp tiếp. Tôi suy nghĩ, không hiểu tại sao lúc này anh Mười lại nêu vấn đề lí lịch anh Văn ra. Việc này anh Trường Chinh đã nói với tôi mấy lần, và anh Trường Chinh đã kết luận về tiểu sử anh Văn từ năm 1941 - 1942, kể cả việc làm con nuôi Marti, Chánh mật thám Đông Dương, cũng được kết luận là không có, chỉ do những phần tử xấu tung ra. Nay lại có vấn đề đi Pháp học 6 tháng. Tối hôm đó tôi đến nhà anh Trường Chinh hỏi việc này anh Trường Chinh bảo tôi: “Làm gì có việc đó...”. Tôi về nhà, kể lại chuyện cho nhà tôi nghe. Lúc này chúng tôi ở nhờ một phòng của Bộ Ngoại thương. Tôi mới lên, nhà tôi đi theo để nấu nướng cho và nhà tôi cũng là đảng viên lâu năm, rất quan tâm đến việc một số người vu khống tôi. Nghe tôi kể xong, nhà tôi nói ngay:

- Em đã nói với anh nhiều lần, anh thương người và tin người quá đáng, lại thêm tính “phổi bò”, có gì nói hết. Sống ở Hà Nội họ khôn lắm, anh phải đề phòng. Còn việc anh Mười nói với anh, anh cứ lờ đi. Có khi anh Mười chỉ tung ra tin như thế, để anh biến thành cái loa cho anh ấy. Anh Văn và những người thân anh Văn chỉ biết anh đi tuyên truyền xuyên tạc lí lịch anh Văn, họ sẽ quay sang đánh anh. Như vậy anh Mười bắn một phát tên, được cả hai đích.

Tôi cười và khen nhà tôi:

- Em cảnh giác hơn anh.

Nhà tôi bảo:

-Từ hôm cái ông tổ chức báo cho anh biết ông Mười khen anh chỉ là “đãi bôi” thôi, nên em thấy anh Mười nói gì với anh mà em biết, em đều phải suy nghĩ xem ý tứ anh Mười thế nào, không tin ngay như anh đâu.

Khi bầu cử Ban Chấp hành Trung ương, tôi vẫn trúng Trung ương chính thức, nhưng phiếu thấp, chỉ hơn đồng chí thấp nhất cuối cùng (đồng chí Lữ Minh Châu có 42 phiếu). Như vậy nhóm người chống đối vu khống tôi đạt được yêu cầu. Với hơn 50% số phiếu bầu thì ít ai giới thiệu vào Bộ Chính trị, thường phải là 70% trở lên. Nhưng theo tôi được biết cũng có nhiều đồng chí uỷ viên Trung ương giới thiệu tôi vào Bộ Chính trị, nhưng ban nhân sự không giới thiệu.

Đến tháng 1-1987, Trung ương bầu bổ sung Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Phó Thủ tướng), Bộ Chính trị lại giới thiệu tôi để đưa ra Trung ương lấy ý kiến. Lúc này tôi thấy anh Lê Đức Thọ chú ý tôi khác thường.

Ngay hôm họp Bộ Chính trị tôi được mời dự, anh Thọ nói:

-Anh Thành nay đã là Phó Thủ tướng, cần nắm tình hình và đi vào công việc...

Tôi rất bỡ ngỡ, hỏi các đồng chí Tổ chức Trung ương, vì tôi không biết gì về tin này cả. Các đồng chí Tổ chức cho biết là Bộ Chính trị đã nhất trí tất cả rồi, trừ anh Mười, nói để suy nghĩ thêm, chưa có thư trả lời chính thức.

Đến ngày 17-2-1987 tôi được Hội đồng Nhà nước phê duyệt là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tôi vẫn kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương vì chưa có người thay.

Khi tôi nhận thêm nhiệm vụ mới, phụ trách lưu thông phân phối, thì cũng là lúc giá-lương-tiền đang bê bối, kinh tế khủng hoảng nghiêm trọng, lạm phát phi mã 780% năm 1986.

Tôi cùng với văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ chuẩn bị dự thảo Nghị quyết Trung ương lần thứ hai khoá 6, họp vào tháng 4-1987. Tôi suy nghĩ rất nhiều. Mình mới lên nhận nhiệm vụ, ngân sách cạn kiệt, dự trữ ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước chỉ còn hơn 1 triệu $US. Lương thực rất khó khăn. Liên Xô và các nước Đông Âu viện trợ rất hạn chế... Tôi chủ trì biên tập dự thảo Nghị quyết với nội dung 4 giảm:

-Giảm bội chi ngân sách.
-Giảm tốc độ lạm phát.
-Giảm tốc độ tăng giá.
-Giảm khó khăn về đời sống của người ăn lương, của lực lượng võ trang và nhân dân lao động nói chung.

Các biện pháp đẩy mạnh sản xuất, nới lỏng đầu bán ra, giá nguyên liệu bán cho xí nghiệp vẫn giữ giá như cũ, nhưng bán ra theo giá thị trường, nhập một số hàng tiêu dùng và cho phép cán bộ công nhân viên đi công tác nước ngoài được mua hàng hoá theo tiêu chuẩn quy định không phải nộp thuế, để tăng thêm hàng hoá đang khan hiếm.

Về nông nghiệp:

- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chỉ thị 100, cải tiến quản lí nông nghiệp theo hướng mở rộng khoán ra toàn quốc.

Sau khi Nghị quyết được chính thức thông qua tháng 4-1987, tổ chức Hội nghị phổ biến cho cán bộ chủ chốt toàn quốc ở Hội trường Ba Đình, tôi phổ biến xong, có một số nhà kinh tế, và anh em hỏi tôi: trong điều kiện khó khăn này lấy gì mà làm được? Có nhà kinh tế bảo tôi là nên sửa 4 tăng -như đồng chí Trần Nhật Quang v.v. Mọi người hoan nghênh nghị quyết, nhưng không biết dùng cách gì mà giảm được. Khi tôi đến Câu lạc bộ Thăng Long nói chuyện, các đồng chí lão thành cách mạng cũng lo lắng cho tôi. Phụ trách lưu thông phân phối, ngân hàng, tài chính lúc này là vô cùng khó khăn. Tôi nói vui và cũng là lời hứa hẹn: “Nếu thành công, sang năm 1988 tôi sẽ đến báo cáo với các cụ”. Không những lo lắng, mà có người làm ca dao châm biếm Nghị quyết Trung ương 2:
Trăm năm trong cõi người ta,
Đầu vào thì cứng, đầu ra thì mềm
“Hộp đen” thì cứ phồng lên,
Cấp dưới cứ dẫy, cấp trên cứ đè
Anh Phạm Hùng gặp tôi nói: “Nghe người ta nói, anh làm bài ca dao này phải không? Vì bài này từ Hải Phòng mà ra”. Tôi thưa, với anh là tôi không làm bài này, nhưng khi anh em đọc cho nghe, tôi có sửa vài từ cho bớt “tục”.

Ngay kì họp Quốc hội tháng 7-1987 anh Nguyễn Văn Linh, anh Phạm Hùng đều có bài vịnh lại bài ca dao trên, đọc trước Quốc hội cho Đại biểu cùng nghe.

Tôi làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được 6 tháng thì Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng nghỉ, anh Phạm Hùng lên thay vào tháng 7-1987.

Trong thời gian làm việc với anh Tô (tên thân mật của anh Phạm Văn Đồng), anh hay bàn chuyện trọng đại quốc gia với tôi. Anh biết tôi đã là cán bộ đón anh ở hội nghị Fông-ten-nơ-bơ-lô từ Pháp về qua ga Lai Khê, quê tôi; và sau đó cũng tham gia việc chuẩn bị đưa, đón anh qua đường 5 thuộc đất Kim Thành để đi Việt Bắc. Sau đó tôi lại cũng tù ở Côn Đảo, dù tôi là lớp tù sau anh nhiều thập kỉ và như người xưa thường nói: “Đồng bệnh tương lân”, anh cũng bị bệnh phổi lúc 17, 18 tuổi rất nặng, tưởng không qua được. Tôi thì bị địch đánh gẫy xương sườn số 9, sưng phổi, nước vàng chảy ròng rã 5 năm mới hết. Bởi vậy trong các cuộc đến làm việc với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tuy anh hơn tôi 26 tuổi nhưng anh em bàn chuyện rất vui. Anh đáng tuổi đẻ ra tôi, nhưng tôi vẫn gọi anh bằng anh hoặc Chủ tịch, hoặc Thủ tướng. Có lúc vui chuyện, tôi nói: “Trong cái nhà Chủ tịch phủ, bao nhiêu năm không trang bị lại gì cả, vẫn những quạt trần Marelly của Ý sản xuất, kêu “cọc..., cọc... cọc”, hố xí, vệ sinh cũng vậy, tất cả đều thể hiện tính “bảo thủ không đổi mới”. Anh Tô cười khà khà vui vẻ nói: “Các đồng chí còn trẻ, phải đổi mới cả chỗ làm việc này nữa mới được” rồi anh lại cười. Tôi vẫn nghĩ anh là nhà “hiền triết”, nhà ngoại giao, hơn là nhà quản lí. Có hôm ngồi chờ đón khách ngoại ở phòng khách lớn của Chủ tịch phủ, tôi hỏi anh kì họp Quốc hội tháng 7-1987 anh sẽ nghỉ, anh đã chọn xong người thay chưa? Anh bảo: “Còn đang bàn...”.

Tôi hỏi: “Anh Đỗ Mười thế nào?” Anh suy nghĩ đến 2,3 phút, rồi trả lời gọn có 3 từ: “Chỉ có phá!” Tôi ngồi yên không hỏi gì thêm, anh cũng không nói gì thêm... rồi chúng tôi chuyển sang câu chuyện khác, khi khách chưa đến.

Cách đánh giá của các anh lãnh đạo chủ chốt với anh Mười ra sao tôi đều biết cả, từ anh Lê Duẩn, anh Trường Chinh, anh Lê Đức Thọ, anh Nguyễn Văn Linh... Nhưng anh Đỗ Mười vẫn làm cả Thủ tướng và Tổng Bí thư hơn 10 năm. Nhất là anh Phạm Văn Đồng biết rất rõ anh Mười, anh lại là người qua đời sau các anh trên. Sau này tôi mới hiểu một chi tiết nhỏ, là anh Mười làm thêm khoá thứ hai Tổng Bí thư, anh Tô phản ứng rất gay gắt. Tuy thế phản ứng của nhà lãnh đạo có tầm cỡ, nhà hiền triết, nhà ngoại giao cũng khác những người khác. Anh đã nói với 5 đồng chí là cấp tướng, nếu anh Mười không chịu thôi giữa nhiệm kì các đồng chí phải tham gia “hạ” anh Mười xuống... Việc này qua cơ quan nắm tin tức, anh Đỗ Mười đã được báo cáo lại. Như vậy sự phản ứng của anh Tô cũng quyết liệt. Nhưng lời nói việc làm của anh nhẹ nhàng, không thô bạo như những người thiếu học vấn...

Tháng 7-1987 Quốc hội chuẩn y để anh Tô nghỉ, vì tuổi cao. Anh Phạm Hùng thay làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Anh Đỗ Mười thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thường trực Ban Bí thư.

Tôi cũng có số “hên” và không “hên”. Làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có 15 tháng, một nửa thời gian làm với Chủ tịch Phạm Văn đồng, một nửa thời gian làm với Chủ tịch Phạm Hùng. Tôi làm việc với hai Chủ tịch họ Phạm để lại trong tôi nhiều kỉ niệm, nhiều “dấu ấn” sâu sắc, không bao giờ quên. Tôi cũng học được ở hai anh những kinh nghiệm trường đời, nhân tình thế thái, mà cả hai đã trải qua. Các anh đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe, như tài sản quý bàn giao cho thế hệ trẻ. Ba anh em cùng tù Côn Đảo. Anh Phạm Hùng còn được đọc báo cáo của tôi năm 1953 khi anh làm Bí thư Đặc khu uỷ miền Đông Nam Bộ.

Cuối năm 1987, có cuộc họp liên tịch giữa Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng để kiểm điểm thực hiện nghị quyết 2 của Trung ương và phương hướng thực hiện tiếp...

Tôi trình bày báo cáo kiểm điểm thực. hiện nghị quyết 2 và biện pháp thực hiện tiếp. Về biện pháp có nhiều vấn đề, tôi nêu một vài vấn đề chủ yếu:

-Xuất Nam, nhập Bắc về lương thực, đỡ tốn phí về vận tải.
-Xoá bỏ các trạm ngăn sông, cấm chợ, cho lưu thông hàng hoá trong cả nước, cả nước là một thị trường thống nhất.
-Nhập vàng, kinh doanh vàng bạc, tạo ra thị trường vàng, để vàng làm “kim bản vị”.
-Chấp nhận đồng đô-la Mỹ được chuyển đổi theo giá thị trường, có hướng dẫn của Ngân hàng...v.v.

Thảo luận trong 2 ngày, các vấn đề khác được chấp nhận, riêng nhập vàng bị anh Đỗ Mười phản đối. Khi tôi trình bày xong báo cáo, anh Phạm Hùng đứng dậy cười vui vẻ:

-Ông Thành chơi sang nhỉ, nhập vàng cơ à?

Khi kết luận Hội nghị, anh Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư chỉ kết luận những vấn đề không có ai phản đối, còn vấn đề “vàng” anh không nhắc đến.

Kết thúc hội nghị tôi lo quá. Vì vấn đề nhập vàng tuy là một mặt hàng nhập, nhưng nó có nhiều ý nghĩa quan trọng:

-Giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch nhau lớn. Ta cấm tư nhân kinh doanh vàng bạc, nhà nước được phép kinh doanh, nhưng không được phép nhập vàng thỏi, chỉ khai thác tại nội địa được mỗi năm khoảng 2 tấn vàng cốm (sa khoáng), đem ra kinh doanh, nên giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch nhau ba lần. Nhập vàng sẽ lãi lớn, bổ sung ngân sách, chống được lạm phát.

-Kinh doanh vàng bạc, tạo ra mặt hàng mới phong phú, bổ sung cho quỹ hàng hoá. Mặt hàng đặc biệt này được nhân dân ta ưa thích, dùng vàng làm đồ trang sức, tích trữ vàng...

-Phá bỏ được thị trường coi vàng như thứ cấm kị, chỉ có giai cấp giàu có mới dùng, còn người lao động không được dùng, tự mình đẻ ra kì thị dân lộc mình, coi vàng là thứ ghê gớm quá.

Trong thời tạm chiếm ở phía Nam, người dân bán trầu cau cũng có hàng đấu vàng. Như mẹ vợ chú Đào Hữu Thăng, di cư vào miền Nam, chồng chết, chỉ bán trầu cau, khi giải phóng gả chồng cho con gái lấy chú Đào Hữu Thăng là bạn tù của tôi, bà mẹ vợ cho con gái một đấu vàng toàn nhẫn là nhẫn, đào ở gốc cây đu đủ lên. Chú Thăng được một đấu, cân được hơn 1 kg, khoảng 30 cây. Khi tôi vào chơi nhà ở thành phố Hồ Chí Minh, chú Thăng mở tủ cho tôi xem. Thế thì việc kinh doanh vàng bạc để mở rộng kinh doanh, trước hết quốc doanh thu lãi cho ngân sách nhà nước, sau cho tư nhân kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, ta có thêm dự trữ vàng trong dân, vị thế kinh tế, vị thế chính trị của nước ta có kim loại quý bảo lãnh cho nền kinh tế, điều đó rất cần thiết cho kinh tế thị trường.

Đêm về nằm ngủ tôi buồn quá. Sáng hôm sau, tôi lại trình bày tiếp với anh Phạm Hùng. Anh Hùng bảo tôi: “Sang báo cáo anh Linh, còn tôi đã đồng ý với anh từ hôm anh trình phương án”. Tôi đề nghị anh Phạm Hùng bảo anh Sáu Dân cùng đi với tôi sang báo cáo với anh Linh cho mạnh. Anh Phạm Hùng xua tay: “Đừng, đừng, mình anh sang là đủ. Anh Sáu cùng đi có khi lại không hay”... Hôm đó tôi mới hiểu giữa anh Linh và anh Sáu có vấn đề với nhau. Sau này tìm hiểu, tôi mới biết được ý của anh Phạm Hùng.

Tôi sang trình bày với anh Linh ngay. Vì vấn đề này tôi đã suy nghĩ từ lâu, nhất là những lí luận về tài chính tiền lệ của Keynes, nhà kinh tế tư bản nói nhiều về kinh tế thị trường và sự can thiệp của nhà nước vào thị trường như thế nào.

Tôi đến nhà anh Linh. Sau 15 phút tôi trình bày, anh Linh đồng ý ngay. Tôi vội nói:

- Hôm qua sao anh không kết luận cho tôi dễ làm việc. Vì có quyết định tập thể của Bộ Chính trị rất quan trọng.

Anh Linh ngắt lời tôi:

-Ấy chết, nếu hôm qua tôi kết luận, có người phản đối thì hôm nay tôi sao dám đồng ý với anh. Anh thấy đấy, những “tay to mồm” phản đối là khó xử lắm!

Tôi thầm phục anh. Tổng Bí thư thông minh, thế mà chị Huệ cứ hay nói với tôi, có lần có mặt cả anh Linh: “Anh Linh nhà tôi “đần” lắm, anh làm việc với anh Linh, anh giúp đỡ anh ấy...”. Anh Linh vỗ vai tôi, vừa cười vừa nói: “Bà Huệ ấy mà...?”

Anh đứng dậy bắt tay tôi và bảo:

-Anh với tôi cùng anh Hai Hùng chịu trách nhiệm trước Trung ương. Cứ làm, không cần phổ biến rộng. Đây chỉ là một mặt hàng, anh Hùng quyết là đủ. Nhưng nó là mặt hàng “vàng” nên Tổng Bí thư phải có ý kiến.

Anh rất vui tiễn tôi ra cửa...

Tôi ra về rất phấn khởi, báo cáo lại với anh Phạm Hùng và anh Võ Văn Kiệt. Hai anh phân công tôi phụ trách. Tôi đề nghị: Bộ Ngoại thương làm cũng được, nhưng mặt hàng vàng để Ngân Hàng nhà nước làm thì phù hợp với chuyên ngành hơn. Anh Phạm Hùng bảo tôi sang bàn với anh Lữ Minh Châu, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, lúc đó chưa gọi là “Thống đốc”. Tôi sang bàn với anh Lữ Minh Châu, anh Châu nói: “Đây là vấn đề mới, nên để bên Bộ Ngoại thương làm. Anh là Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, phụ trách trực tiếp tốt hơn...”. Tôi về báo cáo lại anh Hai Hùng. Anh Hùng, anh Sáu Dân cùng nói: “Ông Thành và Bộ Ngoại thương làm là hợp lí...” Tôi phải nhận và tổ chức bộ phận chuyên trách nhập vàng do đồng chí Đinh Phú Định, thứ trưởng, đồng chí Uyển, Vụ trưởng xuất nhập khẩu giúp tôi thực hiện cụ thể. Để lấy thực tế chứng minh, tôi giao đồng chí Lạc, Tổng Giám đốc Tổng công ti xuất nhập khẩu Kĩ thuật dầu khí (Petechim) nhập nhanh một chuyến để rút kinh nghiệm.

Công ti đã nhập lần đầu từ Hồng Kông, chở bằng máy bay 15 tấn vàng 999 JSC của Thuỵ Sĩ về Thành phố Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân đến xếp hàng mua từng thỏi vàng từ 5 kg đến 50 kg về chế biến ra từng cây vàng bán lẻ. Chuyến đầu lãi tới 3 lần, có tiền trả nợ chuyến trước và nhập chuyến sau, một phần nộp vào ngân sách. Mọi người yên tâm là nhập vàng có lãi lớn cho Ngân sách Trung ương và địa phương. Sau đó mở rộng ra cả nước nhưng chủ yếu vẫn là Thành phố Hồ Chí Minh và các công ti xuất nhập khẩu các tỉnh phía Nam. Còn các tỉnh phía Bắc chỉ có Hà Nội xin nhập 10 tấn. Nhưng thủ tục vay tiền, mở L/C cũng như giao dịch chậm trễ, phải hết 6 tháng mới nhập được 900 kg từ Hồng Kông, bằng tàu thuỷ về Hải Phòng. Đồng chí Vũ Ngọc Phương thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trần Tấn, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Khi chở vàng về Hà Nội, các đồng chí sợ đi đường số 5 bị cướp, các đồng chí phải cử công an áp tải đi qua Nam Định, qua đường số 1 về Hà Nội để đánh lạc hướng bọn trộm cướp dọc đường số 5. Về Hà Nội ban đêm, nên để tạm ở văn phòng UBND Thành phố một đêm, làm cho một số người tò mò, thắc mắc tại sao không đem gửi Ngân hàng ngay mà lại để ở văn phòng UBND Thành phố...

Khi tôi biết việc này, tôi bảo đồng chí Vũ Ngọc Phương: “Có gần một tấn vàng, cho vào cái xe U-oát chạy một mạch ban ngày về Hà Nội, rồi đem đến Ngân hàng gửi, làm gì phải đi đêm, qua Nam Định về Hà Nội, vòng vo tốn thì giờ, lại sinh thắc mắc cho một số người... Chú là người cảnh giác cao độ, thời bình mà cứ làm như thời chiến...”.

Các công ti xuất nhập khẩu miền Bắc cũng được thông báo, nhưng vì không kinh doanh quen, còn sợ mọi thứ, nên không dám nhập. Ngay Hải Phòng, tôi gọi báo mấy lần, nhưng cũng không dám nhập vàng. Riêng các tỉnh phía Nam chạy xô ra Bộ Ngoại thương xin quota nhập vàng. Để thuận tiện cho Thành phố Hồ Chí Minh, anh Sáu Dân kí uỷ nhiệm cho đồng chí Nhật Hồng, Giám đốc Vietcombank Sài Gòn, kí giấy phép nhập cho thành phố là 50 tấn. Còn tỉnh khác vẫn phải ra Bộ Ngoại thương xin quota. Tính đến tháng 4-1990, trước khi tôi thôi giữ chức Bộ Trưởng Bộ kinh tế đối ngoại, cả nước nhập được khoảng 160 tấn, tính ra USD Ngân sách Trung ương và các tỉnh, thành phố có nhập vàng lãi khoảng hơn 1 tỉ USD góp phần rất quan trọng vào chống lạm phát, từ 780% năm 1986, năm 1990 còn 67% giảm hơn 10 lần.

Xin từ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Sau 8 tháng thực hiện Nghị quyết 2 của Trung ương, tôi thấy xu hướng và thực hiện bước đầu có kết quả, tôi đề nghị Trung ương cần ra một Nghị quyết toàn diện chuyển kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế Thị trường định hướng XHCN.

Hội nghị liên tịch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng định vào ngày 1 và 2-2-1988. Đồng chí Phạm Hùng giao cho tôi cùng 6 Bộ trưởng trong ngành và một số chuyên viên kinh tế chuẩn bị. Tôi đã chủ trì xây dựng một phương án, có mô hình để dễ chỉ đạo.

Mô hình này thể hiện chuyển dần từng bước, toàn diện của cả nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Việc chuẩn bị rất công phu. Khi được quyết, bất cứ đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị nào cũng có thể chỉ đạo theo mô hình đó được. Nó vừa đồng bộ, dễ nhìn thấy diễn biến tình hình qua ngày tháng cập nhật, các ngành các cấp không lúng túng. Thực sự tôi rất phấn khởi khi đưa ra Hội đồng Bộ trưởng tham gia. Các thành viên Chính phủ đều hoan nghênh, anh Phạm Hùng phân công tôi báo cáo dự thảo Nghị quyết 4 này trước hội nghị liên tịch (gọi là liên tịch nhưng thực chất là Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng).

Ngày 1-2-1988 tôi trình bày xong, Hội nghị có 14 uỷ viên Bộ Chính trị họp, 12 đồng chí phát biểu đồng tình, đồng chí Nguyễn Văn Linh sơ kết ý kiến của 12 đồng chí đã phát và phát biểu bổ sung, anh Linh cũng đồng tình với dự thảo Nghị quyết 4.

Đến cuối giờ chiều ngày 1-2-1988 anh Đỗ Mười phát biểu. Anh không đi vào đề án, anh phát biểu phê phán trực tiếp tôi, với những ý chính sau đây:

- Một Phó Thủ tướng và 5, 6 Bộ trưởng không chịu đi cơ sở, cứ ngồi ở bàn giấy nghiên cứu mô hình nọ, mô hình kia để làm gì? Vấn đề mới quá, tôi đề nghị gác lại đến tháng 9-1988 sẽ bàn.

Vân vân và vân vân, xoay quanh phê phán tôi.

Hội nghị nghỉ, hôm sau bàn tiếp. Tôi nghĩ vấn đề tôi và các Bộ trưởng trong khối đã tính toán bàn kĩ, được cả Hội đồng chính phủ thông qua. Dự thảo nghị quyết 4 mang tính lí luận cao và mô hình chuyển dịch nền kinh tế có cơ sở khoa học. Nghị quyết này tiếp nối Nghị quyết II rất có hệ thống. Nay đồng chí Thường trực Ban Bí thư đề nghị để tháng 9-1988 mới bàn, các đồng chí Bộ Chính trị cũng đồng ý, tôi thấy không còn cơ sở để làm việc có hiệu quả cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 6 đổi mới, có tầm sâu rộng, khắc phục nhanh khủng hoảng kinh tế, đưa kinh tế nhanh ổn định và phát triển. Tôi quyết định sẽ xin từ chức vào ngày hôm sau.

Tối hôm đó tôi trao đổi kĩ với nhà tôi và đồng chí Ngô Hải thư kí của tôi về thái độ của anh Đỗ Mười. Anh Đỗ Mười không thực hiện được ý định loại tôi khỏi Ban Chấp hành Trung ương khoá 6, tôi lại còn làm Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, như vậy sẽ cản bước tiến của anh Mười. Nếu tôi từ chức vừa thoả lòng anh Mười và giữ được đoàn kết nội bộ, vừa cũng là tấm gương chung: Khi không còn điều kiện để thực thi nhiệm vụ thì nên rút lui cho người khác thay thế, mình làm việc khác, nếu hết việc thì về nghỉ, vì lúc này tôi đã 59 tuổi. Nhà tôi và chú Ngô Hải hiểu ý tôi và lòng anh Mười nên cũng đồng tình với tôi.

Tôi viết đơn xin từ chức để đọc vào chiều mai 2.2.1988. Tôi dự kiến phát biểu bổ sung, sau đó sẽ đọc đơn xin từ chức.

Sáng 2-2-1988 thế nào tôi cũng phải báo cáo đồng chí Tổng Bí thư và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng trước, để bảo đảm ý thức tổ chức, kỉ luật...

Sáng hôm sau vào giờ giải lao, tôi báo cáo với anh Linh việc tôi xin từ chức để giữ gìn đoàn kết nội bộ. Anh Linh bảo tôi cần suy nghĩ thêm. Tôi nói đã suy nghĩ kĩ rồi. Anh Linh không nói gì thêm. Khi tôi báo cáo anh Hai Hùng, anh Hùng nói: “Không nên, để bàn thêm”. Tôi báo cáo rằng đã suy nghĩ kĩ rồi. Tôi không thể làm việc tốt được nếu anh Mười còn cản trở. Tôi đề nghị anh cho phép tôi từ chức, anh Hùng hơi cười vui: “Để xem xem...”.

Khi tôi đọc đơn từ chức, hai anh mới cho là thật. Các anh cứ tưởng tôi bực tức với anh Mười nên nói vậy thôi. Anh Hùng còn bảo: “Tôi tưởng anh nói đùa”. Vì khi đề nghị xin từ chức, thái độ tôi vẫn vui vẻ bình thường, không có thái độ tức giận gì cả, nên anh vẫn nghĩ tôi chỉ nói cho đỡ bực mình với anh Mười thôi.

Khi tôi đọc đơn xin từ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, hội nghị có khoảng hơn 60 người, họp ở Hội trường T78, tại thành phố Hồ Chí Minh, mọi người đều lắng nghe với vẻ bất ngờ. Sau đó, anh Linh đứng lên luôn, phê bình anh Đỗ Mười một cách nghiêm khắc, với mấy ý chính sau đây:

-Ông Mười tưởng rằng Uỷ viên Bộ Chính trị là to lắm, muốn nói gì cũng được, muốn phê bình ai cũng được. Hồi tôi làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi lần vào Thành phố là ông Mười đòi gặp tôi. Nhiều lần tôi từ chối không gặp. Ông tưởng là Uỷ viên Bộ Chính trị muốn làm gì thì làm...

Khi anh Linh dứt lời, anh Mười nói:

-Tôi nói đó là tinh thần Bôn-xê-vích...

Tôi xuýt nữa bật cười to...

Tối hôm đó tôi sang chào anh Trường Chinh (Anh Trường Chinh đang nghỉ ở T78), đồng thời xin ý kiến anh về đôi câu đối, tôi định viết ở lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lãnh. Vì ngày hôm sau, 3-2 ngày thành lập Đảng, tôi xuống thắp hương tại nhà lưu niệm cụ Phó bảng và viết ngay tại đó cho có ý nghĩa. Nội dung:

“Thiên hồng địa tử đô Sinh Sắc
Giải phóng sơn hà hiển Chí Minh”

Đọc xong hai câu thơ và tôi nói thêm ý của nó, anh Trường Chinh nghe xong khen: “Hay lắm! hay lắm! Khí phách lắm! Khí phách lắm!” Tôi yên tâm. Anh Trường Chinh mà Đảng ta và nhân dân ta thường gọi anh là: “Anh Thận” vì anh rất cẩn thận trong từng lời nói và bài viết, đối nhân xử thế, việc gì cũng thận trọng, nên mới được nhân dân và cán bộ đặt cho anh chữ “Thận” làm tên gọi thân mật, nay anh đã khen thì tôi có thể yên tâm.

Câu đối này tôi cũng đưa cụ Minh, một nhà “uyên thâm túc Nho” xem trước. Cụ Minh góp ý với tôi thay chữ “giai” bằng chữ “đô”, chữ “rực” bằng chữ “hiển”. Cụ giải thích chữ “đô” đắt nghĩa hơn chữ “giai”, dù chúng đều có nghĩa là “đều”. Chữ “hiển” thay chữ “rực” để khỏi hiểu lầm đối với người ít biết chữ Hán. Vì trong câu đối viết chữ “rực” là bay lên; nhưng đọc mà không trông chữ viết thì nghĩ chữ “rực” là “rực rỡ”, hiểu sai ý, nên thay bằng chữ “hiển”. Tôi đồng ý với cụ Minh.

Năm 1987 mất mùa nên ảnh hưởng đến năm 1988. Lương thực lúc đó chỉ dựa vào sản xuất trong nước, tiền nhập lương thực không có, viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu về lương thực không đáng kể.

Ảnh hưởng vụ mùa thất thu đã kéo dài đến năm 1988, nhất là những nơi mất mùa nặng như Thanh Hoá, Nghệ An. Tết âm lịch, đầu năm 1988, Thanh Hoá đã có hơn 100 người chết đói. Anh Phạm Hùng dự định về miền Năm ăn Tết, nhưng tình hình lương thực căng thẳng, anh ở lại Hà Nội ăn Tết, đến mùng 6 Tết mới vào Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày mùng 2 Tết anh đến thăm tôi. Vì không được báo trước, nên tôi về Hải Phòng. Sáng 4 Tết tôi đến chúc tết anh ở nhà riêng, anh bảo tôi: “Mấy hôm nay ở lại Hà Nội lo gạo, lương thực cho Thanh Hoá và những tỉnh thiếu đói nặng. Nay đã hòm hòm, mốt tôi vào Thành phố.”. Tôi thấy anh vất vả quá.

Mới làm Thủ tướng được hơn 6 tháng mà anh già hẳn đi. Hai anh em ngồi nói chuyện gần hết buổi sáng, hết chuyện nước, đến chuyện nhà, rồi lại đến chuyện tù Côn Đảo... Tôi thấy anh dáng vẻ mệt mỏi và buồn, đôi khi nói đến tình hình đói ở Thanh Hoá anh lại rơi nước mắt. Rồi anh nhắc lại chuyện tôi xin từ chức tuần trước. Tôi động viên anh rằng tôi vẫn ra sức làm việc, không vì xin từ chức mà nản việc. Anh bảo tôi: “Tôi mừng vì anh vẫn giữ được thái độ bình thường. Việc anh từ chức là độc nhất vô song”. Tôi nói: “Tôi xin từ chức là thực sự có lỗi với anh, vì anh mới làm Chủ tịch được hơn 6 tháng. Tôi từ chức có thể có người hiểu sai, mong anh thông cảm”. Anh nhắc lại một vài ý hôm họp và vài ý trách anh Mười. Rồi anh nói: “Tôi hoàn toàn thông cảm với anh. Trong điều kiện này rất khó làm việc với anh Mười...”.

Không ngờ ngày 6 Tết anh vào Thành phố Hồ Chí Minh ăn Tết với gia đình và thăm bà con bạn bè thân thiết, ngày mồng 8 Tết, một cơn đau tim đột ngột đã cướp đi người chiến sĩ cách mạng lão thành. Ngày xưa giặc Pháp kết án anh với án tử hình, sau giảm án đày ra Côn Đảo nhưng chúng không cướp được sinh mạng anh. Với sức khỏe tốt, được rèn võ, luyện “gồng trà kha”, nay anh đang say mê với công việc mới, đầy trọng trách, trong hoàn cảnh kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, anh mất đi để lại bao thương tiếc cho nhân dân, cho Đảng. Tôi thực sự quý mến anh và anh cũng yêu mến tôi như những người ruột thịt thân thiết. (Tôi sẽ nói kĩ về anh ở chương “các đồng chí Bộ Chính trị với Hải Phòng”).

Anh Phạm Hùng qua đời, anh Võ Văn Kiệt làm quyền Thủ tướng, đến tháng 6-1988 Quốc hội họp bầu anh Đỗ Mười làm Thủ tướng.

Tháng 3-1988 Bộ Ngoại thương sáP nhập với Uỷ ban hợp tác Lào - Kampuchia, do anh Đặng Thí làm Chủ nhiệm, Uỷ ban Hợp tác đầu tư với nước ngoài do anh Võ Đông Giang làm Chủ nhiệm. Bộ mới ra đời có tên là Bộ kinh tế đối ngoại do tôi làm Bộ trưởng.

Còn tôi đến 2-5-1988 được chuẩn y miễn nhiệm cùng với hai đồng chí Nguyễn Ngọc Trìu, Nguyễn Văn Chính (Chín Cần), cũng không tuyên bố rõ lí do tôi xin từ chức, mà chỉ nói chung: cả ba người thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng để nhận nhiệm vụ khác. Tôi thấy viết thế nào cũng được, miễn là mình được thôi chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.

Hôm đưa ba đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ra Quốc hội phê chuẩn, tôi thấy anh Nguyễn Ngọc Trìu, hai tay vắt sau, vừa đi vừa suy nghĩ trong giờ giải lao. Tôi mời anh Trìu vào uống cà phê và bảo: Suy nghĩ làm gì cho tổn thọ, “nhất đại vi quan, vạn đại vi dân”. Khi hai anh em ngồi uống cà phê, thấy có cảnh có tình, tôi làm 4 câu thơ tặng anh Trìu:
“Hai thằng miễn nhiệm uống cà phê,
Thế sự xem ra vẫn ê chề.
Dân đói, dân no còn lắm chuyện
Việc nhà, việc nước vẫn còn mê”.
Anh Trần Hoàn ngồi bàn bên cạnh, thấy tôi đọc thơ ngó sang bảo đọc to cho nghe. Tôi nói đùa: “Muốn kiểm duyệt phải không?”. Anh Trần Hoàn cười. Tôi đọc to cho anh Trần Hoàn nghe, anh Hoàn nói: “Hay đấy. Vẫn còn có hậu”. Tôi nói lại: “Bọn tớ làm cách mạng đến cùng, không bao giờ nản chí”.

Tôi làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế, anh Mười làm Thủ tướng, tôi vẫn giữ thái độ bình thường. Anh Mười đối với tôi bề ngoài cũng thấy dễ chịu hơn, nhưng tôi nghĩ sẽ có ngày cũng phải chia tay. Chắc anh Mười cũng không muốn tôi làm lâu.

Đúng như vậy, khi tôi nhập vàng anh còn là Thường trực bên Đảng, nay sang làm Thủ tướng, hàng năm đi đâu anh cũng rêu rao: “Đoàn Duy Thành Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại đấy, không nhập phân bón, nguyên liệu, đi nhập vàng...” Anh em các ngành, các địa phương thông tin cho tôi biết, tôi thấy chẳng có gì phải suy nghĩ, vì đó là tất yếu. Anh Mười không hiểu rằng lúc đó lấy tiền đâu mà nhập phân bón, nguyên liệu? Phải nhập vàng chịu, trả nhanh; vòng sau có lãi để nhập phân bón, nguyên liệu. Khi họp Hội đồng Bộ trưởng, anh tuyên bố: “Anh Thành nghỉ Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nhưng tôi vẫn thực hiện bài của anh Thành”. Họp Thường vụ Hội đồng bộ trưởng anh cũng tuyên bố như vậy.

Nhưng sang năm 1989 tình hình khá hơn. Anh gặp tôi hai lần khi họp Hội đồng bộ trưởng, anh Mười nói: “Bài của cậu tính cũng sai”. Tôi nghiêm nét mặt nhưng không nói gì. Lần sau có mặt anh Đoàn Trọng Truyến, anh Mười lại nói: “Bài của cậu cũng tính sai...” Tôi hơi khó chịu, trả lời anh Mười: “Anh đã nói nhiều lần, anh thực hiện bài của tôi. Bài của tôi, tôi tính rất kĩ. Chỉ có thể do người thực hiện sai, còn tôi tính không sai”. Anh không nói gì và đi chỗ khác.

***

Tính tỉ suất lãi ngân hàng với đồng Việt Nam và tỉ giá giữa đồng Việt Nam với đồng đô-la Mỹ và ngoại tệ khác, là vấn đề khó trong quản lí kinh tế. Điều này lúc nào tôi cũng quan tâm suy nghĩ. Khi có lạm phát phi mã lại càng khó. Lúc đó Hội đồng bộ trưởng họp nhiều lần, có những đề xuất rất táo bạo, phi kinh tế, như đưa lãi suất đồng Việt Nam lên 20%/tháng của anh Nguyễn Cơ Thạch. Anh còn nói mạnh mẽ rằng phải đem bom đánh tan nhà máy in bạc đi, in quá nhiều để gây lạm phát. Tôi rất thích tính anh Thạch. Tuy là nhà ngoại giao có tài, nhưng anh rất quan tâm đến kinh tế, đặc biệt là công nghệ thông tin. Tôi nói với anh Thạch đưa lãi suất lên 20% tháng thì bán cả nước Việt Nam đi mà trả lãi. Anh tranh luận với tôi rất thoải mái. Anh luôn luôn giữ chữ “lên” với tôi. Cái gì hứa, làm đúng lời hứa. Anh Nguyễn Cơ Thạch và anh Mai Chí Thọ hay bảo tôi là có hai ông Thành. Ông Thành ở Hải Phòng thì thoáng, còn ông Thành lên Trung ương lại quá chặt chẽ. Tôi nghĩ các anh rất có tình cảm với tôi nhưng các anh ít nghiên cứu sâu về kinh tế. Trong lúc khủng hoảng kinh tế, sản xuất đình đốn, vay tiền của dân, cho ai vay lãi được 5%/tháng? Doanh nghiệp không ai dám vay vì làm sao ra lãi 5%/tháng để trả nợ ngân hàng? còn Nhà nước lấy tiền đâu bù chênh lệch khoảng 15%/tháng? Tôi nói vui với anh Thạch: “Nghe anh chỉ có đổ thóc giống ra mà ăn...” Anh cười vui vẻ, nhưng vẫn tranh luận tiếp.

Sau đó anh Mười quyết định lãi suất 12%/tháng. Hỏi ý kiến tôi, tôi bảo: “Chống lạm phát mà nâng lãi suất như thế này thì chỉ kéo dài được chu kì lạm phát”. Nhưng chu kì sau sẽ lạm phát cao hơn chu kì trước. Nếu nâng lãi suất đồng nội tệ lên quá cao để chống được lạm phát và kinh tế khủng hoảng thì thế giới họ đã làm từ lâu rồi, và không bao giờ có khủng hoảng kinh tế cả. Theo ý tôi trong trường họp đặc biệt này chỉ nên 4% một tháng là đã quá bạo tay rồi. Thử hỏi có xí nghiệp nào làm ra lãi 2% tháng không? Khi tôi làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, năm 1985, Thành phố đã vay của nhân dân Hải Phòng 150 triệu với lãi suất 4%/tháng, được Ngân hàng Trung ương đồng ý. Chúng tôi dự kiến trong một tháng rưỡi vay đủ số tiền trên. Nhưng thật bất ngờ chỉ trong một tháng nhân dân đem đến cho vay tới 200 triệu. Chúng tôi phải kết thúc ngay. Sau tháng 9-1985 Thành phố phải trả hết cho nhân dân, vì sợ đồng tiền Việt Nam đang bị mất giá sau đổi tiền nhân dân sẽ thiệt thòi. Từ kinh nghiệm và thực tế lúc đó, tôi đề xuất lãi suất không nên quá 4%/tháng. Nhưng Hội đồng bộ trưởng vẫn quyết định 12%/tháng.

Có một số anh chị em quen thân đến hỏi tôi lãi suất gửi tiền tiết kiệm cao, có nên gửi không? Tôi trả lời anh chị em nên gửi, lãi lớn đấy.

Có anh chị em gửi chỉ hơn một năm đã lãi 2, 3 lần. Vì vàng bán lúc đó rất đắt, lấy tiền mặt gửi ngân hàng, khi rút ra mua vàng giá rẻ. Ngay đồng chí Quản Đức Khiêm, thư kí của tôi ở Hải Phòng, gửi tiết kiệm hơn một năm, khi rút ra cũng lãi gần 3 lần, được 10 lạng vàng.

Tôi làm Bộ trưởng Kinh tế công việc đang suôn sẻ, đưa doanh số xuất khẩu từ 600 triệu Rúp và đô la/năm, nay lên hơn 2 tỉ đô la và Rúp. Kinh tế đất nước đang đi vào thế ổn định, thì lại có kế hoạch sáp nhập các bộ, Bộ kinh tế đối ngoại sáp nhập với Bộ Nội thương và Bộ Vật tư thành Bộ Thương mại. Việc này đúng như tôi dự đoán, có sáp nhập mới có lí do để loại tôi ra khỏi thành viên Chính phủ.

Trong khi đang chuẩn bị, anh Hoàng Minh Thắng sang bàn với tôi, đề nghị tôi nhường cho anh làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Anh Thắng nói: “Anh làm việc gì cũng được, nhường tôi làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Tôi chỉ thích làm Bộ trưởng Bộ Thương mại...”. Tôi với anh Thắng là bạn với nhau, khi tôi làm Bí thư Hải Phòng, anh Thắng làm Bí thư Quảng Nam -Đà Nẵng, có quan hệ hợp tác với nhau rất chặt chẽ. Nhất là trong kháng chiến chống Mỹ, Hải Phòng kết nghĩa với Đà Nẵng quan hệ chúng tôi càng khăng khít hơn. Anh Thắng khi làm Bộ trưởng Bộ nội thương, tôi làm Phó chủ tịch phụ trách khối Lưu thông phân phối, Tài chính, Ngân hàng. Nay anh Thắng đã đề nghị, tôi đồng ý ngay. Vì anh đã là cấp dưới của tôi, nay có việc này tại sao tôi lại không nhường anh? Anh Thắng rất phấn khởi.

Nhưng công việc không phải bình thường như thế. Hôm họp Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ở nhà “Con rùa” bên bờ Hồ Tây, anh Đỗ Mười gặp tôi trao đổi việc nhân sự. Qua trao đổi, anh Mười bảo tôi về chuẩn bị tổ chức, để tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Tôi rất phân vân, nhưng điều trước hết là tôi phải thông tin cho anh Hoàng Minh Thắng biết. Tôi gặp anh Thắng báo chuyện anh Đỗ Mười bảo tôi tiếp tục làm Bộ trưởng.

-Anh liệu mà chạy, kẻo lại thất vọng, rồi lại bảo tôi tranh nhau với anh cái chức Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Chúng tôi vẫn nhắc lại chuyện này với nhau một cách đùa vui. Nhưng việc anh Mười bảo tôi làm tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại cũng chỉ là câu chuyện “làm quà” cho vui vẻ thôi. Vì trước và sau khi quyết định anh Thắng làm Bộ trưởng Bộ Thương mại, anh Mười không hề nói lại với tôi một lời. Đó cũng là điều dễ hiểu.

Trong 3 năm 8 tháng làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương rồi làm Bộ trưởng Bộ kinh tế đối ngoại, biết bao công việc phải làm.

Trước hết là ổn định tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất của Bộ Ngoại thương quá cũ, xây dựng Nghị định 164 của Chính phủ về xuất nhập khẩu -đầu tư. Tôi đã cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ lo toan công việc, rồi lo từ bữa ăn sáng, ăn trưa cho cán bộ công nhân, viên chức thuộc Văn phòng

Khi còn ở Hải Phòng, tôi nghĩ lên Bộ Ngoại thương chắc chắn sẽ có tiện nghi tốt hơn. Không ngờ lên đến Bộ cái gì cũng thiếu, tôi không thể tưởng tượng được. Ở Hải Phòng phòng làm việc của Bí thư, Chủ tịch Thành phố... đều có điều hoà. Lên Bộ chỉ mỗi phòng khách ngoại trên lầu 2 nhà 31 Tràng Tiền là có điều hoà nhiệt độ do Liên Xô sản xuất. Các phòng làm việc thì che chắn. Riêng phòng tròn ở nhà chính của Bộ, ngăn làm 2, một phòng dành cho Vụ xuất nhập khẩu, còn một nửa để nguyên liệu xây dựng xi măng, sắt thép...

Lối lên phòng khách ngoại trên lầu 2 có hai lối. Lối cho khách đi lên bằng cầu thang chính, vì là nhà “băng” cũ nên tầng rất cao. Có lần ông Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Phi-líp-pin đến gặp tôi, khi đến phòng khách ông thở rất to và nói: “Tôi không cảm động đâu, nhưng cầu thang cao quá, tôi mệt”.

Còn một lối riêng cho Bộ trưởng đi lên tiếp khách, với một cầu thang phụ chật hẹp, phải đi qua cửa “hố xí” quá hẹp, phải đi nghiêng để quần áo chỉnh tề tiếp khách, không bị nhàu. Hôm anh Lê Khắc dẫn tôi đi xem lần đầu để bàn giao, tôi bật cười nghĩ lại chuyện bàn giao với đồng chí Nguyễn Quốc Hiếu, Giám đốc Sở Thương nghiệp Hải Phòng, cơ quan cũng phải có lối phụ lên phòng Giám đốc. Lần này có khác là lối phụ để lên tiếp khách nước ngoài...

Trong 44 tháng công tác tại Bộ, tôi đã vạch kế hoạch cho từng năm và ba năm làm những việc gì cho Bộ, cho đất nước.

Việc giải quyết bữa ăn trưa cho cán bộ công nhân, viên chức, là vấn đề bức xúc vì lúc đó đã bắt đầu làm thông giờ. Sáng nào anh chị em đến làm việc đều mang cạp lồng đựng bữa cơm trưa. Tất cả đều đi xe đạp, duy có một đồng chí đi cái xe máy “Babetta”, đó là đồng chí mạnh bạo nhất. Một số anh chị em đi nước ngoài cũng mua được xe máy Nhật, nhưng không dám đi, sợ cho là giàu có, cứ phải cho xe đắp chiếu để trong buồng. Có đồng chí mua được 2, 3 xe máy phải tháo rời ra để ở gầm giường, tôi đến chơi, thấy lủng củng đồ đạc dưới gầm giường, hoặc cất giấu vào góc nhà, lỉnh cà lỉnh kỉnh. Tôi bảo các đồng chí đem ra mà đi, hoặc bán đi gởi vào tiết kiệm, việc gì phải giấu như “thuốc phiện lậu” vậy. Tôi nói mãi, dần dần các đồng chí thấy quen, đem hết xe ra đi. Năm 1988 hầu hết không còn ai đi xe đạp đến Bộ làm việc, quần áo ăn mặc chỉnh tề hơn. Đồng chí Phối, Vụ trưởng Vụ II, đã làm Tham tán Thương mại ở Nhật Bản 2 khoá, một cán bộ gương mẫu giữ gìn, nhưng tiền lương tiết kiệm mua được xe máy cũ của Nhật rất rẻ cũng không dám mang ra đi công tác, quần áo chỉ có một bộ com-lê để ở trong tủ làm việc, khi tiếp khách mới mặc, còn đi làm chỉ mặc bộ quần áo “đại cán” sĩ quan ka ki, mùa hè mặc sơ-mi xanh, hoặc trắng, với quần ka-ki Trung Quốc. Các đồng chí khác cũng vậy. Tôi bảo anh Phối cứ mặc quần áo đàng hoàng, thắt “cravate” cẩn thận. Mình là cơ quan đối ngoại, việc gì phải kiêng kị? Sau đó ít lâu mới hình thành phong trào ăn mặc chỉnh tề hơn.

Còn ăn trưa, tôi bàn với xí nghiệp làm kinh tế, cải thiện đời sống của Công đoàn. Tôi bảo đồng chí Dương, giám đốc thôi nghề ép than và cán mì đi, tổ chức sản xuất thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Xí nghiệp khá lên, cung cấp bữa ăn trưa cho anh chị em 50đ/người, bỏ được cảnh mang theo cạp lồng cơm, đến trưa đem ra hâm nóng ăn trong phòng, vừa nhếch nhác vừa mất vệ sinh. Số tiền trên ra hiệu ăn bữa trưa còn dư, đem về bổ sung cho bữa ăn sáng và tối.

Còn trụ sở Bộ, tôi cho đập 3 nhà rất cổ, xây lâu năm, có nhà tường đã nứt, chỉ đợi chấn động nhẹ thì trần và nhà sụp đổ. Tôi quyết định cho xây nhà 3 tầng làm việc hiện nay, cải tạo nhà chính, nhà phụ làm việc, phá hầm phòng không, xây một tầng làm Hội trường hiện nay, có thể họp được 350 người. Nay các đồng chí trong Bộ ngăn làm nhiều phòng làm việc, bắc quạt và điều hoà cho các phòng, cải tạo phòng tròn làm nơi hội thảo ít người, xây thêm phòng khách ngoại ở tầng dưới, lấy hai ngà voi dài nhất nước từ Công ti Thủ công mỹ nghệ Sài Gòn về trưng bày ở phòng nhà tròn... tạo cảnh quan và bộ mặt, thật đàng hoàng đối với khách trong nước và nước ngoài. Trước khi đập 3 nhà cũ, tôi phải cho quay phim chụp ảnh. Kể cả khi nhờ xe xích của Bộ Nội vụ đến kéo đổ 3 nhà cũng quay phim hiện trạng, kẻo nếu có người không đồng tình với mình, khiếu nại, sẽ có bằng chứng giải trình. Trước khi xe xích kéo sụp 3 nhà, tôi cũng đứng xem. Xe mới hơi chuyển bánh, nhà đã đổ sụp, gạch vữa lả tả, nhiều thanh sắt làm cốt đã mục nát, trông rất sợ. Vì tôi làm cẩn thận nên sau xây dựng không có đơn kiện cáo về việc này.

Để giảm đầu mối và bớt độc quyền về ngoại thương, tôi bàn giao những Tổng công ti xuất nhập khẩu chuyên ngành cho các Bộ chuyên ngành, chỉ giữ lại những Tổng Ti tổng hợp xuất nhập khẩu, những công ti mà không có Bộ chuyên ngành nhận. Sau khi củng cố lại các công ti và thành lập những công ti cần thiết, như công ti Tổng hợp II miền Trung (Centrimex), tôi bàn với Bộ Ngoại giao nâng cấp các tùy viên Thương mại là cán bộ của Bộ Ngoại thương, sau này là Bộ kinh tế đối ngoại cử, lên chức Tham tán. Được anh Nguyễn Cơ Thạch cử anh Nguyễn Di Niên Thứ trưởng phụ trách tổ chức sang làm việc, đi tới thống nhất đề cử các đồng chí Tùy viên Thương mại làm Tham tán Thương mại. (Trước đó Bộ Ngoại thương chỉ có đồng chí Đinh Xuân Trâm Thứ trưởng làm Tham tán Thương mại tại Liên Xô). Thế là tôi giải quyết xong việc phân biệt đối xử giữa cán bộ ngoại giao và cán bộ ngoại thương trong nhiều năm.

Về tổ chức cán bộ, Bộ Ngoại thương đề bạt thêm 2 thứ trưởng là các đồng chí Đinh Phú Định và Lê Kim Lăng, đề bạt 113 cán bộ từ Trưởng phòng đến Vụ trưởng, Vụ phó, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc các Tổng công ti và công ti, hầu hết là cán bộ trẻ có học vấn... Tiếp đó tôi xây dựng khu nhà cho cán bộ công nhân, viên chức ở Láng Hạ với phương thức Bộ xin đất, bỏ tiền một nửa ra xây dựng, cán bộ bỏ một nửa tiền đóng góp với Bộ. Chủ trương này cũng có người không tán thành và còn thách đố “ông Thành làm sao được...”. Nhưng khi có kết quả, thì những ý phản đối thành ý kiến ủng hộ. Hai khu nhà chung cư của Bộ kinh tế đối ngoại cũ hiện nay, trông vẫn khang trang (sau nhà Seaprodex Hà Nội).

Rồi khu nhà tập thể của Bộ ở Văn Chương cũng được nhanh chóng hoàn thiện đưa vào sử dụng. Riêng trụ sở của Bộ được thiết kế xây dựng 11 tầng, đã được Chính phủ duyệt, trích số tiền cấp phép cho nước ngoài lập cơ quan đại diện tại Việt Nam (mỗi giấy phép phải nộp 5.000 USD) do tôi đề xuất với Chính phủ và Bộ Tài chính. Số tiền này nộp ngân sách 20%. Còn lại dành cho Bộ xây dựng trụ sở, được khoảng 8 triệu USS.

Thiết kế đã được duyệt, khoan đất khảo sát để xây dựng đã làm. Đến khi chuẩn bị khởi công, tôi thôi làm Bộ trưởng, và đến nay đã 15 năm, trụ sở mới vẫn chưa được xây dựng!

Gần đây, nhiều báo chí nhắc đến chuyện nhập 160 tấn vàng. Có đồng chí phóng viên hỏi tôi: “Nhiều công ti nhập vàng lãi nhiều, có công ti nào biếu “quà” bác không?”. Tôi kể lại cho các đồng chí phóng viên nghe rằng lúc đó chỉ có công ti nhà nước được nhập vàng, lãi nộp ngân sách Trung ương hoặc địa phương, cuối năm trích phần thưởng theo chế độ. Nếu công ti nào có tấm lòng “phong bì” cho Bộ trưởng, tôi cũng không nhận. Ngay quota thời đó người ta cũng tung tin Bộ Ngoại thương nhận tiền cho xuất sắt thép phế phẩm, một vạn $US/một quota/một vạn tấn v.v... Tôi đề nghị Quốc hội cho kiểm tra.

Còn tôi và thứ trưởng của tôi không bao giờ làm như vậy. Nếu có đồng chí nào nhận tiền cấp quota, tôi là Bộ trưởng, tôi chịu trách nhiệm. Tôi đề nghị các vị không nên tự “tầm thường” mình rồi “tầm thường” luôn cả chúng tôi. Quốc hội lúc đó đã phân công đồng chí Trần Quyết, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, lập đoàn đi kiểm tra. Đoàn dự kiến kiểm tra 10 tỉnh, thành phố trọng điểm, sau kiểm tra toàn bộ 40 tỉnh, thành phố trong cả nước và đã có báo cáo trước Quốc hội về vấn đề này. Không tìm ra hiện tượng tiêu cực trong việc cấp quota xuất sắt thép phế phẩm, cũng như mặt hàng khác...

Đầu năm 1990 trong chuyến vào công tác ở các tỉnh phía Nam (lúc này tôi cũng sắp thôi làm Bộ trưởng), đồng chí Lạc, Tổng giám đốc CTI Pétechim đến thăm tôi ở nhà khách, khi về đồng chí có đưa cho tôi một phong bì, ngoài đề kính gửi Bộ trưởng Đoàn Duy Thành. Tôi nghĩ chắc là thư, vì từ khi về làm Bộ trưởng đến hôm đó, không có công ti nào biếu tôi tiền cả. Đến khi đồng chí Lạc về, tôi bóc thư ra xem trong thư có 300.000 đồng, và lá thư nhỏ: “Kính biếu đồng chí để mua quà cho các cháu”. Tôi nghĩ Cti Petechim là công ti kinh doanh khá, lại được giao nhập vàng sớm với khối lượng lớn, lãi cho ngân sách nhà nước nhiều, chắc đồng chí Lạc nghĩ Bộ trưởng sắp nghỉ, gửi quà cho Bộ trưởng. Tôi viết thư cảm ơn và trả lại số tiền trên cho đồng chí Lạc. Ngay lúc đó, có một đứa cháu gọi nhà tôi bằng bà cô ruột đến chơi, xin tôi một trăm nghìn để mua xe đạp, cháu chỉ thiếu có một trăm nghìn thôi. Nhân có tiền của đồng chí Lạc cho, tôi rút ra một trăm nghìn cho cháu. Còn hai trăm nghìn đồng, tôi bỏ vào phong bì dán kín cùng lá thư, nói rõ tôi lấy 100.000 đồng cho cháu mua xe đạp. “Tôi gửi lại đồng chí 200.000 đồng. Tôi đã có tiền mang theo để mua quà cho cháu khi về Hà Nội, xin cảm ơn đồng chí”. Đồng chí Lạc hiện nay mới về hưu và sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Để thúc đẩy sản xuất phái triển, mở rộng cho các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã được trực tiếp xuất khẩu, xoá bỏ dần dần độc quyền ngoại thương, tôi đã kí thí điểm cho hợp tác xã sản xuất giày Bình Tiên (Biti's) xuất giày sang Liên Xô (cũ) và một số hợp tác xã, doanh nghiệp khác xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, trước hết là xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc đó giúp cho các cơ sở sản xuất phát triển nhanh hơn. Đến nay, mọi tổ chức, thành phần cứ hội tụ đủ điều kiện qui định, đều được xuất nhập khẩu.

Đến 30-4-1990 tôi thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ kinh tế đối ngoại. Tôi xin nghỉ, nhưng anh Nguyễn Văn Linh, anh Nguyễn Thanh Bình, Thường trực Ban Bí thư, anh Nguyễn Đức Tâm, Trưởng ban Tổ chức Trung ương bảo tôi ở lại làm việc. Anh Đỗ Mười bảo tôi lại nhà chơi, anh bảo tôi làm một số việc nào là làm Bộ trưởng Bộ Tài chính thay anh Hoàng Quy, làm bí thư Thành uỷ Hà Nội... Tôi báo cáo anh Mười: “Chả lẽ tôi lại tranh việc của anh Hoàng Quy hay sao?”. Còn Bí thư Thành uỷ, tôi nghĩ lúc này anh Mười cũng nói cho vui thôi, không có tính khả thi, nên tôi xin phép anh Mười ra về. Anh Mười giữ ở lại bàn thêm, nhưng tôi cho là anh Mười chỉ động viên tôi thôi. Nếu anh có thiện chí thì tôi chẳng phải xin từ chức và “thất cơ lỡ vận” như hiện nay. Bởi vậy tôi đứng dậy ra về. Khi anh Qui chất chất anh Mười tại sao không xếp việc cho tôi, anh Mười bảo: “Mình giữ cậu ấy ở lại bàn nhưng cậu ấy giật tay mình bỏ về”.

Còn tôi đối với anh em trong khối lúc nào cũng có quan hệ tốt, cùng làm cùng chịu trách nhiệm, không ai đổ trách nhiệm cho ai. Có một lần họp Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí Hoàng Quy, Bộ trưởng, trình ra Thường vụ một việc bị đồng chí Chủ tịch Phạm Hùng phê phán gay gắt. Đồng chí Phạm Hùng quay sang hỏi tôi: “Bộ Tài chính đã xin ý kiến anh Thành chưa?”. Thực ra Bộ chưa hỏi ý kiến tôi, nhưng tôi đứng ngay dậy: “Báo cáo anh Phạm Hùng, Bộ Tài chính đã xin ý kiến tôi rồi, và hôm nay xin ý kiến Thường vụ. Chúng tôi sẽ viết lại theo ý kiến Chủ tịch kết luận”. Anh Phạm Hùng vui vẻ ngay, bảo về làm lại trình Thường vụ và Hội đồng Bộ trưởng vào thảo luận sau... Câu chuyện này anh em Bộ Tài chính và đồng chí Ngô Hải khi gặp tôi thường hay nhắc lại câu chuyện “đỡ đòn” hôm ấy.

Tôi thường nghĩ, mình là cấp trên thì không bao giờ tranh công cấp dưới. Phải thương anh em và che chắn cho anh em. Nếu anh em sai, có khi còn phải nhận khuyết điểm về mình, vì anh em “thấp cổ bé họng” hơn mình, dễ bị thiệt thòi. Làm điều này tất nhiên phải nhận phần thiệt về mình, có khi còn mang tiếng “anh hùng rơm”, có khi mang vạ vào thân.

Từ tháng 5-1990 tôi xin nghỉ, các đồng chí không giải quyết, nhưng xếp việc rõ rệt cũng không, chỉ giao những việc vặt, kiểm tra nơi này nơi khác về báo cáo. Tôi chắc các đồng chí khó xếp việc cho tôi, tôi bèn đến chào tạm biệt đồng chí Nguyễn Văn Linh ở nhà khách Hồ Tây. Đồng chí Nguyễn Văn Linh ôm tôi khóc, và nói: “Tôi không bảo vệ được anh...”. Tôi cảm ơn anh, đề nghị anh ủng hộ tôi về nghỉ. Tôi có làm gì sai đâu mà anh phải bảo vệ? Anh lại khóc thực sự. Tôi vừa buồn, vừa thương anh và tự hỏi: “Sao thế này nhỉ? Làm cách mạng là sự tự nguyện, nay cách mạng thành công rồi thì phân công nhau mà làm. Nay hết công việc nguy hiểm rồi, hoà bình rồi, ai làm cũng được...”.

Tôi nhớ lại khi tôi làm Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại, luật đầu tư nước ngoài đã được thông qua Quốc hội cuối năm 1987. Chẳng ai triển khai. Đến khi thành lập Bộ kinh tế đối ngoại, lại giao tôi phụ trách. Khi có luật đầu tư nước ngoài, các nhà doanh nghiệp nước ngoài nộp hồ sơ hàng đống chờ đợi, chẳng ai giải quyết, đùn đẩy nhau. Tôi phải đứng ra làm. Tập hợp một số cán bộ, trời nóng bức, không có điều hoà, cởi trần ra làm hơn 2 tháng trời mới chọn được 25 doanh nghiệp. Tôi kí giấy phép cho 25 doanh nghiệp đầu tiên vào đầu tư ở Việt Nam. Giấy phép số 1 là Công ti Wicarent Hồng kông đầu tư ở Vũng Tàu... Khi đã đi vào nề nếp, Vụ Đầu tư của Bộ kinh tế đối ngoại lo công việc này rất chu đáo. Nhưng chưa được bao lâu thì có quyết định lập Bộ Đầu tư đối ngoại tách ra khỏi Bộ kinh tế đối ngoại (nhập vào Bộ kinh tế đối ngoại chưa đầy một năm lại tách ra?). Tôi nghĩ đây là một ý định không tốt đẹp gì với tôi. Nhưng không sao cả, mình không vụ lợi, vì đất nước, vì nhân dân mà làm chả việc gì phải bực. Nhưng ngầm nghĩ cũng thấy người đời lắm “mưu mẹo” mà quá đơn giản, không có chiều sâu. Đến cán bộ bình thường ở Bộ tôi lúc đó cũng nhìn thấy bước đi của các đồng chí cấp trên muốn gì ở Bộ trưởng của mình. Các đồng chí hỏi tôi, tôi bảo: “Các đồng chí nhìn thấy vấn đề rồi còn hỏi tôi làm gì nữa...”.

Đến tháng 9-1990, đồng chí Nguyễn Đức Tâm gặp tôi, bảo tôi về làm Viện trưởng Nghiên cứu Kinh tế Trung ương thay anh Nguyễn Văn Trân về hưu. Tôi bảo để tôi suy nghĩ đã, anh cứ đi tìm đồng chí khác, tôi còn xem anh em ở Viện có muốn tôi về hay không? Nếu cất nhắc anh em tại chỗ lên được thì tốt. Anh Tâm bảo tôi: “Đã tìm tại chỗ và nơi khác không có. Anh suy nghĩ kĩ và phản ứng tích cực nhé!”. Sau khi đi chuyến tàu hoả vào miền Nam họp, tôi lại gặp anh Nguyễn Đức Tâm. Anh Tâm gặp tôi lần trước đã hơn 2 tháng rồi. Anh lại hỏi: “Anh đồng ý về Viện cho nhé”. Tôi bảo: “Nếu tổ chức không tìm được ai và anh em ở Viện đồng ý tôi về, tôi sẽ nhận”. Sau một tuần, tôi nhận được quyết định của Thủ tướng Đỗ Mười kí cử tôi về làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lí Trung ương.

Tôi đến họp Hội đồng bộ trưởng trở lại. Anh Mười tuyên bố: “Anh Thành sẽ làm Bộ trưởng - Viện trưởng để làm việc trong Hội đồng Bộ trưởng cho thuận lợi”. Rồi Văn phòng chuẩn bị đề nghị với Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm tôi làm Bộ trưởng - Viện trưởng. Khi đưa ra Hội đồng Nhà nước phê chuẩn, có ý kiến của đồng chí Nguyễn Việt Dũng đưa vấn đề đồng chí Tô Duy ra yêu cầu cần phải xác minh, nên Hội đồng Nhà nước do dự, đề nghị làm rõ. Anh Mười về phổ biến lại với tôi và nói: “Chính phủ đã đề nghị nhưng Hội đồng Nhà nước không duyệt...” Tôi đứng dậy nói với anh Mười một câu: “Là âm mưu của chúng nó cả”, rồi tôi đi chỗ khác (chuyện này xảy ra trong giờ giải lao của cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng).

Đi sứ Trung Quốc

Tháng 1-1991 tôi và anh Vũ Oanh được cử sang Trung Quốc nghiên cứu tình hình kinh tế Trung quốc do Trung ương Đảng và Chính phủ Trung Quốc mời. Đồng chí Vũ Oanh làm trưởng đoàn, tôi làm phó đoàn. Đoàn còn có đồng chí Vũ Quang, đồng chí Lê Quý An và một phiên dịch cấp vụ trưởng của Ban Đối ngoại trung ương Đảng.

Đoàn chúng tôi sang Trung Quốc trong tình hình hai nước chưa bình thường quan hệ ngoại giao, mới có cuộc gặp gỡ Trùng Khánh giữa các đồng chí Nguyễn Văn Linh, cố vấn Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Đỗ Mười với các đồng chí Giang Trạch Dân, Lí Bằng của Trung Quốc. Trong chuyến đi này còn có đồng chí Đinh Nho Liêm, Thứ trưởng bộ Ngoại giao cùng đi. Khi về, đồng chí Đinh Nho Liêm có chép lại 2 câu thơ trong bữa tiệc tiếp Đoàn Việt Nam, do đồng chí Giang Trạch Dân đọc, đó là:
Độ tận khiếp ba huynh đệ tại,
Tương phùng nhất tiểu dẫn ân cừu
Nghĩa là: Đò qua hết sóng dữ anh em vẫn là anh em. Gặp nhau cười một tiếng là trôi hết hận.

Tôi nghĩ hai câu thơ đó hay. Nếu đồng chí Tổng bí thư Giang Trạch Dân, trong bữa tiệc thân tình đã ứng tác làm 2 câu thơ đó thì thật là tuyệt. Nhưng tôi tra cứu thì 2 câu thơ đó của một nhà thơ đời Thanh, không rõ tên. (Thanh mạt thi nhân, khuyết danh) gồm 4 câu:
Nhân tình vong liệm vô kiêm ái,
Thế đạo không hoài mạc cộng ưu
Độ tận khiếp ba huynh đệ tại
Tương phùng nhất tiễu dẫn ân cừu.
Đồng chí Giang Trạch Dân đem thơ của cổ nhân đọc để nói hộ tấm lòng mình đối với các đồng chí Việt Nam, thể hiện tình cảm thân thiết nghĩa tình, vừa là đồng chí, vừa là anh em.

Nhưng hãy kể đường đi sang Trung Quốc trước đã. Chúng tôi đi ô tô đến Hữu nghị quan, các đồng chí Trung Quốc phải rỡ rào dây thép gai, cho xe đón chúng tôi về Nam Ninh, thủ phủ Quảng Tây. Từ đây chúng tôi đi máy bay đến Bắc Kinh.

Đoàn chúng tôi được đón tiếp thân tình, trọng thị, ở tại nhà khách Điếu ngư đài một tuần, nghiên cứu và nghe các chuyên gia đầu ngành và cán bộ cao cấp giới thiệu kinh nghiệm cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Đồng chí Trần Cẩm Hoa, nguyên Chủ tịch thành phố Thượng Hải, làm Chủ nhiệm Uỷ ban cải cách toàn Trung Quốc, đón tiếp và trao đổi với chúng tôi rất tận tình. Chúng tôi đi thăm và làm việc với một số ngành như ngân hàng, Uỷ ban Kế hoạch, Bộ Ngoại giao. v.v. Chúng tôi đi thăm Vạn Lí trường thành, Cố cung và một số nơi danh lam thắng cảnh ở Bắc Kinh.

Có một câu chuyện đáng nhớ, lúc chúng tôi đến thăm Cố cung (Thiên An Môn), khi đến cung Tiền, nơi vua chuẩn bị ra ngự triều, các Hoàng hậu, Hoàng phi, con cháu ra chúc tụng vua buổi sáng, chúng tôi thấy sau ghế vua ngồi, có một đại tự viết hai chữ “Vô vi” nghĩa là “không làm gì”. Cùng đi có Đại sứ Đặng Nghiêm Hoành và một số cán bộ đại sứ quán. Phía Trung Quốc lúc đó có các đồng chí Lí Gia Trung, Tề Kiến Quốc (sau này đều là Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam) và một số đồng chí Trung Quốc khác.

Vì biết tôi có học chữ “hán”, một số đồng chí hỏi tại sao sau ghế vua ngồi lại viết chữ “Vô vi”. Tôi bảo các đồng chí Việt Nam hỏi các đồng chí Trung Quốc. Hai đồng chí Lí và Tề bảo hỏi đồng chí Thành. Tôi nói các đồng chí cứ thử đoán xem các vua Trung Quốc tại sao lại viết chữ “Vô vi”. Các đồng chí Việt Nam nhanh nhảu nói: “Vô vi” chắc là của Lão Tử. Rồi các đồng chí bảo tôi “giảng” cho nghe. Tôi bảo các đồng chí cứ suy nghĩ kĩ đi, ta đi thăm xong Cố cung khi quay lại “Cung tiến”, tôi sẽ nói cho các đồng chí nghe.

Tôi cũng định lờ đi, không giải thích, nhưng khi quay lại “Cung tiền” các đồng chí Việt Nam cũng như Trung Quốc vẫn nhắc tôi giải thích cho nghe hai chữ “Vô vi”. Tôi mới nói chữ “Vô vi” là của Khổng Tử, ca ngợi đạo đức của vua Nghiêu, vua Thuấn đời nhà Hạ, thường gọi là Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Điểm nổi bật là hai ông đã dùng nhân nghĩa quản lí đất nước, được nhân dân Trung Quốc thời đó ca ngợi là bậc “Thánh quân”. Các ông chọn người “hiền tài” trong thiên hạ để kế nghiệp, không truyền ngôi cho con... Cho nên Khổng Tử đã dùng một câu nói để khen cả Vua Nghiêu và vua Thuấn, câu đó trong sách Luận ngữ: “Vô vi nhi trị giả kì Thuấn giả dư!” nghĩa là: “Không làm việc gì lớn trong thiên hạ mà trị vì được thiên hạ, chỉ có vua Thuấn mà thôi”. Khi vua Nghiêu chọn vua Thuấn thay mình, vua Thuấn chỉ là người quản lí một trang trại, có cha là Cổ Tẩu mắc tội giết người, có em là Tượng, một tên lưu manh. Thế mà vua Nghiêu thấy được tài đức của vua Thuấn; gả hai con gái cho rồi truyền ngôi cho làm Hoàng đế. Vua Thuấn đã cai trị đất nước rất giỏi, nổi tiếng Trung Quốc. Mãi mãi sau này nhân dân Trung Quốc ca ngợi công đức của hai vua. Cho nên Khổng Tử chỉ nói vua Thuấn, nhưng hàm ý vua Nghiêu có tài mới chọn được vua Thuấn, con nhà thường dân, và mặc dù Cổ Tẩu bố vua Thuấn: “Phụ tiện nhi hành ác” nghĩa là loại ti tiện và làm điều ác.

Còn nói “Vô vi” là của đạo Lão, sẽ không phù hợp với thực tế Trung Quốc. Xây dựng cố cung từ thời nhà Tống, nhà Minh tiếp tục hoàn thiện. Nhà Tống và nhà Minh lấy đạo Khổng làm quốc đạo, coi Lão Tử là kẻ chống lại đạo Khổng. Do đó không thể có việc vua các nhà Tống - Minh rồi đến nhà Thanh lại viết “vô vi” của đạo Lão để trên đầu mình. Các đồng chí Trung Quốc và Việt Nam đều đồng ý.

Người ta hay nói “thâm nho” chẳng qua học chữ Nho (hoặc có người gọi là học chữ Hán), khi học một câu nói của Khổng Tử, Mạnh Tử, Tăng Tử, Tử Tư.v.v... dưới câu nói đó có lời bàn của các triết gia, các nhà lí luận đời sau giải thích ý nghĩa, để cho người học hiểu được câu nói ngắn gọn của “Thánh hiền”. Nghĩa là muốn hiểu được các câu nói của Thánh hiền, người ta phải học kĩ các bài bàn, mới hiểu được toàn diện và sâu sắc. Nói: “Thâm nho” khi có ý chê ghét. nên người ta phải dùng chữ “uyên thâm túc Nho” nghiêm túc hơn.

Trong dịp đi thăm này, đồng chí Lí Bằng, Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc có buổi tiếp và làm việc với đồng chí Vũ Oanh, Uỷ viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong câu chuyện rất thân tình giữa hai đồng chí, đồng chí Vũ Oanh trình bày rất nhiều vấn đề, nhất là vấn đề bình thường quan hệ mọi mặt giữa hai nước cần làm sớm, để nhân dân hai nước có điều kiện làm ăn buôn bán thông thương. Đồng chí Vũ Oanh kể lại những câu chuyện rất buồn ở biên giới giữa hai nước. Nhân dân đi buôn bán, phải gánh gồng, đội vác qua núi non hiểm trở, đã có người ngã lăn xuống suối chết. Đồng chí Lí Bằng rất cảm động nhưng nói:

- Bây giờ hết giờ, mai sẽ làm tiếp... Đồng chí Thư kí của đồng chí Lí Bằng bảo:

- Mai Thủ tướng đã có lịch làm việc rồi. Đồng chí Lí Bằng suy nghĩ một lát và nói:

- Việc bình thường hoá quan hệ mọi mặt giữa hai nước cần có một thời gian chuẩn bị. Trong thời gian chuẩn bị làm việc lớn, chúng ta hãy làm những việc nhỏ. Việc buôn bán làm ăn ở biên giới, mai tôi sẽ cử đồng chí Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao đến làm việc với đồng chí ở Điếu Ngư Đài.

Tôi liền nảy ra ý nghĩ làm bài thơ tứ tuyệt tặng hai đồng chí, Lí Bằng và Vũ Oanh và để hưởng ứng bài thơ của đồng chí Giang Trạch Dân đọc hồi tháng 9-1990 ở Trùng Khánh mừng Đoàn cấp cao của ta sang Trung Quốc. Nội dung bài thơ của tôi:

Song điểu Tề phi


Hoàng Oanh phi đáo Bắc Kinh đô,
Hội ngộ kim Bằng diệc lạc hồ!
Đại sự vị thành hành tiểu sự,
Song điểu tề phi chí thiện đỗ.
Tạm dịch:
Hai con chim cùng bay

Hoàng Oanth bay đến Bắc kinh đô,
Gặp gỡ chim Bằng thoả ước tình,
Việc lớn chưa thành, làm việc nhỏ
Vỗ cánh cùng bay đến điểm lành.
Hai đồng chí đều có tên theo âm Hán là 2 loài chim đẹp, nên tôi dùng đầu đề bài thơ là: “Song điểu Tề phi”4.

Sau khi rời Bắc Kinh, các đồng chí đưa đoàn chúng tôi thăm Thẩm Quyến, Khu kinh tế tự do thuộc tỉnh Quảng Đông, đối diện với Hồng Kông. Chúng tôi ở đây nghiên cứu 3 ngày rồi đi ô tô về thăm Quảng Châu, thăm khu công nghệ mới và nhiều nhà máy lớn ở Quảng Châu cũng như Khu kinh tế Chu Hải... Sau đó chúng tôi đi ô tô về Nam Ninh, thăm Nam Ninh một ngày, rồi đi xe trở về Lạng Sơn, Hữu Nghị Quan. Các đồng chí Trung Quốc đưa tiễn chúng tôi về đến tận địa phận Việt Nam. Các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn cùng các đồng chí lãnh đạo khác của tỉnh, các phóng viên đến đón chúng tôi tại cửa khẩu. Thế là chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ chuyến đi “sứ” nghiên cứu kinh tế một nước XHCN, qua một thời gian gián đoạn quan hệ, nay bắt đầu khôi phục.

Trong những ngày “trăng mật” chúng tôi được đón tiếp chân tình, trọng thị, nước bạn tạo mọi điều kiện cho chúng tôi làm việc có kết quả. Về đến nhà đã là 27 tết âm lịch. Anh Vũ Oanh bảo tôi viết nhanh báo cáo để vào thành phố Hồ Chí Minh báo cáo với anh Linh, Tổng Bí thư. Anh Vũ Oanh bảo tôi cùng đi. Tôi xin ở lại. Ngày 29 tết anh Oanh vào báo cáo với anh Linh và ngày 30 Tết về Hà Nội. Một cuộc đi vất vả nhưng có nhiều kết quả, nhiều suy nghĩ.

Mồng hai tết anh Oanh đến chúc tết tôi, phàn nàn rằng: “Hôm tôi đến báo cáo anh Đỗ Mười, trước khi vào báo cáo anh Linh, anh Mười tỏ ý không vui và bảo tôi vào báo cáo anh Linh, nói anh ấy ở lại làm khoá nữa. Tôi suy nghĩ tại sao anh Mười lại có thái độ như vậy? Khi đến gặp anh Linh mới biết các ông ở nhà đã bàn, anh Linh nghỉ, anh Mười thay làm Tổng bí thư. Tôi nghĩ anh Mười sợ tôi vào khuyên anh Linh ở lại làm khoá nữa, có nghĩa anh Mười sợ mất chân Tổng bí thư. Thế đấy anh Thành ạ!”. Tôi chỉ cười không bình luận gì.

Tôi về làm việc ở Viện Quản lí Trung ương được 19 tháng 20 ngày. Tôi cố gắng thu xếp cách nghiên cứu và lề lối làm việc. Trong điều kiện Viện có 115 cán bộ công nhân viên, hầu hết là đại học, phó tiến sĩ và tiến sĩ nhưng đời sống rất khó khăn, lương bình quân có 42.000 đ/tháng. Viện có một công ti xuất nhập khẩu, hàng năm chỉ kiếm thêm được triệu đồng để cải thiện cho anh em, bằng cách xin chặt củi ở Phú Thọ lấy củi xuất khẩu, mặt khác cho anh em đi mua dừa, chuối. về gửi các nhà hàng ăn uống giải khát để lấy lãi Có khi không bán được, nhà hàng trả lại, đem về phân phối nội bộ ăn cho hết. Tôi thấy việc làm rẻ rúng quá, lại không đúng ngành nghề. Tôi đề nghị giải tán công ti xuất nhập khẩu chuyên làm kinh tế của Viện. Các đồng chí đều đồng ý. Tôi tổ chức cho anh em nghiên cứu các đề án, như xây dựng khu kinh tế mở cho Móng Cái, Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh trả cho 3,5 triệu/tháng, xây dựng đề án cải tiến quản lí cho công ti OSC Vũng Tàu được trả cho 4 triệu tháng, xây dựng cải tiến cho Công ti Tradico, cho Tổng cục Bưu điện tách ra khỏi Bộ Giao thông vận tải, trực thuộc Chính phủ... mỗi đề án cũng được trả hàng triệu đồng.

Tết âm lịch sắp đến, tôi hỏi anh em có tiền ăn tết không? Anh em bảo quĩ không có. Quĩ Công đoàn có 20 triệu đồng, vừa qua đã phân phối cho anh em hết rồi. Tôi hỏi anh em có cần tiến ăn tết không? Đồng chí nào cũng nói rất cần nhưng không tìm đâu ra tiền. Tôi đã tính toán trước, tôi bảo anh em hiện nay chưa có tiền trong quĩ, tôi tạm vay ở Công ti Tổng hợp I Bộ Thương mại 15 triệu đồng phân phối cho anh em tiêu Tết. Sau Tết thu được tiền các dự án sẽ trả. Thế là anh chị em có tiền ăn tết.

Tháng 3-1991 thu tiền các nơi gửi về trả xong nợ, mọi người phấn khởi. Từ tháng 51991 liền ăn trưa cho anh chị em cơ quan đài thọ mỗi tháng 150.000 đồng/tháng (Hiện nay tôi đã rời khỏi viện hơn 10 năm, mức ăn trưa vẫn giữ nguyên không thay đổi). Tôi hỏi đồng chí Doanh, Viện trưởng sao không nâng thêm cho anh chị em. Đồng chí bảo tôi: “Quĩ phúc lợi anh xây dựng, tổ chức kỉ niệm 20 năm thành lập Viện, chi gần hết rồi”. Còn từ hồi đồng chí An về làm viện trưởng tôi chưa có dịp hỏi lại. Tôi đã xếp sắp bộ máy và đề bạt 27 cán bộ vào các chức vụ như vụ trưởng, vụ phó, chánh phó văn phòng. Đồng chí Vũ Tiến Lộc từ cán bộ của Viện Quản lí kinh tế Trung ương, tôi sử dụng làm thư kí và đào lạo nay trở thành Chủ tịch VCCI.

Trong những tháng đầu năm 1991, chuẩn bị Đại hội 7 những người có ý định xấu với tôi lại tung ra những dư luận xuyên tạc để loại tôi khỏi Trung ương khoá 7. Tôi đã tiên liệu trước tình hình này nhưng không ngờ các đồng chí đó dùng đủ mọi hành động không tốt đẹp đến thế đối với tôi. Đến Đại hội Hải Phòng, anh Mười và tôi cùng một số đồng chí khác về ứng cử đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc.

Ngày khai mạc, anh Đạt, đại tá, đứng lên tố tôi khai man lí lịch và một vài việc lặt vặt khác. Đại hội phải cho thẩm tra, lấy bản kết luận của đồng chí Võ Chí Công ra đọc và đồng chí Trưởng ban kiểm tra tư cách đại biểu khẳng định việc tố cáo của anh Đạt là không đúng. Nhưng khi bầu cử tôi cũng bị mất hơn một trăm phiếu. Còn ở Trung ương, Bộ Chính trị không giới thiệu tôi vào danh sách Trung ương khoá 7. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình và đồng chí Nguyễn Đức Tâm gặp tôi để đả thông tư tưởng. Anh Bình nói:

- Lá thư anh gửi cho các giám đốc công ti trực thuộc về việc thôi làm Bộ trưởng là có ảnh hưởng không tốt.

Tôi nói lại:

- Thư của tôi chẳng có gì làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng cả, chỉ có một câu: Trong 44 tháng tòng chính ở Thủ đô Hà Nội, tôi mới hiểu thế nào là nhân tình thế thái. Chỉ có thế thôi. Lúc này một số dư luận không tốt về tôi, xuyên tạc Hội nghị tổng kết của Bộ tại Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh, các anh chẳng ai bảo vệ tôi, tôi phải viết thư nói rõ việc đó.

Hai anh Bình và Tâm không nói gì. Hôm đó có cả anh Văn Phác, cũng là người được làm tư tưởng để thôi Trung ương khoá 7. Tôi hiểu đây chỉ là cuộc gặp mang tính thủ tục, tôi không nói gì thêm, vì việc đã “an bài” ở chỗ khác rồi. Thế là kết thúc cuộc gặp giữa anh Nguyễn Thanh Bình, anh Nguyễn Đức Tâm với tôi và anh Văn Phác.

Ngay trong cuộc họp Trung ương để chuẩn bị Đại hội, anh Linh gọi tôi bảo:

- Tôi vẫn giới thiệu anh vào Trung ương khoá 7, nhưng anh Đỗ Mười bảo để Ban Cán sự Chính phủ bàn thêm. Hai lần tôi nhắc, bên Chính phủ đều đề nghị anh thôi không ứng cử khoá 7.

Tôi cảm ơn anh Linh, và nói:

- Tôi biết rõ ý định của các đồng chí đó lâu rồi. Anh đừng bận tâm đến việc của tôi, ảnh hưởng đến công việc của anh.

Anh Linh lại khóc.

Một sức ép khác, là căn nhà của tôi ở Hải Phòng, tôi đã trả thành phố. Còn căn nhà số 4 Nguyễn Khắc Cần tôi mượn ở tạm, khi Nhà nước chưa xếp nhà cho tôi theo tiêu chuẩn. Mà cái nhà số 4 Nguyễn Khắc Cần do tôi xây dựng bằng số tiền đền của công ti Du lịch vì xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà tôi đang ở, cộng thêm 10 triệu kinh phí của Bộ, xây dựng làm chỗ làm việc cho Bộ trưởng. Nhưng lúc đó không hiểu sao Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cử cán bộ đến thúc giục tôi phải di chuyển ngay vì Đại hội đến nơi rồi... Tôi biên thư trả lời, đại ý nói: “Khi việc tày đình đối với tôi là chuyện vu khống bỉ ổi việc tôi bị bắt, bị tù... sao các đồng chí không giải quyết? Còn cái nhà nó sù sù ra đấy, không cho tôi ở, tôi sẽ đi nơi khác. Nay chưa có nhà, tôi ra đường đứng hay sao? Các đồng chí không nên giục tôi. Tôi là người “Tri sỉ”, không táng tận lương tâm cướp nhà của Nhà nước đâu. Mà cướp cũng không được với các đồng chí”.

Thế mới yên. Cho đến khi có công văn chính thức của Bộ Thương mại giải quyết cho tôi xây nhà, tôi đi ngay, không chần chừ một ngày. Nghĩ lại cái khẩu hiệu “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” tôi thấy nó “rỗng”, ngay cả giữa đồng chí với nhau.

Nhưng nhà tôi, cô Phí Thị Tâm không giữ được bình tĩnh, đã đem đốt hết Huân chương, bằng khen của cả hai vợ chồng, một bó to bằng bắp đùi. Khi tôi biết chuyện liền trách nhà tôi: “Sao em vội vàng thế? Làm thế có ích gì. Có khi người ta lại hiểu lầm...” Nhà tôi to tiếng: “Sắp ra đứng đường còn nhà đâu mà treo huân chương, huy chương, bằng khen. Em đốt đi để dọn nhà cho nhanh gọn”. Rồi nhà tôi khóc. Tôi bảo: “Khóc là không có bản lĩnh. Họ đối với mình như vậy, mình bình tĩnh xử lí, chân lí sẽ thuộc về mình. Nếu mình làm khác thì mình cũng như họ thôi. Em nên bình bĩnh. Còn anh Mười đối với anh, anh đã bảo em là “Nhân dục vô nhai”, anh ở địa vị anh Mười có khi anh cũng làm như anh Mười”. Nhà tôi lại to tiếng với tôi: “Anh đừng lấy anh ra để an ủi em. Em ở với anh gần 50 năm, đã có 4 mặt con, em hiểu anh không bao giờ làm những điều thất đức như các anh khác đâu. Anh đúng lấy việc đó ra nói với em, để em bớt giận. Anh hi sinh cho đất nước thế nào, dám chết, dám bỏ chức vụ nhường quyền cho người khác, không hề tranh chấp với bất cứ ai về quyền lợi, em biết rõ chứ. Sao anh tự hạ thấp anh xuống, ví anh cũng như họ là thế nào? Mai em sẽ đến chất vấn ông Nguyễn Văn Linh về việc này”. Tôi nói: “Anh Linh quý anh lắm em đừng làm phiền anh Linh và làm ồn ào sự việc. Chẳng hay ho gì cho Đảng, cho các anh ấy khi đang lãnh đạo đất nước...”.

Từ đó nhà tôi phát bệnh. Hết bệnh này đến bệnh khác. Đến 3-5-1999 (tức 18-3 Quý Mão) nhà tôi qua đời, chưa được đến ở ngôi nhà mới 216 Đội Cấn mà cách mạng đem lại hạnh phúc cho chúng tôi.

Trong những tháng nhà tôi ốm đau, không rõ đồng chí Lê Đăng Doanh báo cáo với anh Mười thế nào, một hôm đồng chí Lê Đăng Doanh bảo tôi: “Chiều hôm nay khoảng 5 giờ, anh Mười đến thăm chị Tâm. Anh ở nhà đón ông ấy một tí” Tôi trả lời: “Tất nhiên tôi ở nhà đón anh Mười”. Tới đợi gần 6 giờ, anh Mười không thấy đến. Tôi nghĩ chắc lại có việc đột xuất. Lúc đó tôi có điện thoại của ông lang Chấn, ở Hoàng Hoa Thám gọi đến lấy thuốc. Tôi đi đến nhà ông lang Chấn lấy thuốc xong về ngay. Về đến nhà thì anh Mười đến thăm nhà tôi vừa về. Tôi hỏi qua nhà tôi, nhà tôi bảo: “Em không dậy được, chỉ ngồi nói chuyện với anh Mười một vài câu, rồi anh Mười về”. Tôi vội đi xe lại nhà anh Mười để cảm ơn và nói rõ sự vắng mặt, kẻo anh hiểu lầm. Anh bảo tôi sang ngay anh Trần Vỹ, nguyên Chủ tịch UBND Hà Nội hỏi về chữa bệnh “tiểu đường”. Anh Mười lại gọi điện cho anh Trần Vỹ để tôi đến đỡ bất ngờ. Tôi cảm ơn anh Mười đã đến thăm nhà tôi, rồi tôi vội đi ngay đến nhà anh Trần Vỹ. Anh Vỹ hướng dẫn tôi chữa bệnh “tiểu đường” bằng cách uống nước chè tươi. Giã chè tươi, pha với nước sôi để nguội rồi uống ngày 3 lần. Tôi ngồi nói chuyện với anh Trần Vỹ khoảng 15 phút, rồi về làm theo sự chỉ dẫn của anh Trần Vỹ ngay tối hôm đó.

Khi nhà tôi qua đời, anh Đỗ Mười công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng gửi điện chia buồn với gia đình tôi.

Khi Đại hội 7 họp, một số đoàn vẫn giới thiệu tôi ứng cử vào ban chấp hành. Tôi nghĩ Trung ương khoá 6 không giới thiệu tôi, nên tôi gặp báo cáo với anh Nguyễn Văn Linh xin rút khỏi danh sách ứng cử cho đúng ý thức kỉ luật. Anh Linh bảo tôi: “Cứ để vậy, đừng rút”. Khi bầu tôi được hơn 260 phiếu đạt hơn 25% số đại biểu đi dự Đại hội. Các đồng chí ứng cử tự do không ai trúng cử. Hai đồng chí được Trung ương giới thiệu cũng không trúng.

Trước khi họp Đại hội 7 vấn đề tiểu sử của anh Văn cũng lại được đem ra thảo luận, có thêm một vài việc mới, thiếu cứ liệu. Có một hôm anh Văn họp Trung ương khoá 6, anh Văn phải đứng lên thanh minh cho mình và nói: “Một vị tướng cầm quân đánh thắng ở Điện Biên Phủ mà còn bị nghi ngờ thân Pháp...” Giọng nói của anh vừa rung động vừa chân thành. Tôi thực sự không cầm được nước mắt. Tôi nghĩ nội bộ với nhau, cứ thắng thắn bảo nhau, ai làm thì làm, ai nghỉ thì nghỉ, giữ sao cho được tình cảm chân thành là chính, chả thế một nhà thơ đã viết:
Tất cả trên đời đều trôi nổi,
Còn lại non sông một chữ tình...
Với tinh thần đó, trong khoá 6 đã hai lần tôi phát biểu tại phiên họp toàn thể của Trung ương là: “Khi cần, đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cứ gọi điện cho tôi, là tôi nghỉ ngay, không cần phải giải thích vì sao.”

(còn tiếp)
0 Response to 'Chương 7 - Làm người là khó'