Free Website Hosting

Australian Values Statement

Chen >> 12:02 AM >>
You must sign this statement if you are aged 18 years or over.
I confirm that I have read, or had explained to me, information provided by the Australian Government on
Australian society and values.
I understand:
Australian society values respect for the freedom • eedom and dignity of the individual, freedom of religion,
commitment to the rule of law, parliamentary democracy, equality of men and women and a spirit of
egalitarianism that embraces mutual respect, tolerance, fair play and compassion for those in need and
pursuit of the public good.
• Australian society values equality of opportunity for individuals, regardless of their race, religion or
ethnic background.
• The English language, as the national language, is an important unifying element of Australian society.
I undertake to respect these values of Australian society during my stay in Australia and to obey the laws of
Australia.
I understand that, if I should seek to become an Australian citizen:
• Australian citizenship is a shared identity, a common bond which unites all Australians while respecting
their diversity.
• Australian citizenship involves reciprocal rights and responsibilities. The responsibilities of Australian
citizenship include obeying Australian laws, including those relating to voting at elections and serving
on a jury.
• If I meet the legal qualifications for becoming an Australian citizen and my application is approved,
I understand that I would have to pledge my loyalty to Australia and its people.
Read more...
Immigration has always been an important element in Australia’s nation building. Settlers started arriving in Australia from 1788.

An average of about 50 000 migrants arrived in Australia each year during the gold rush era in the mid–19th century. Migration to Australia continued in subsequent years, reflecting the economic and social conditions in Australia and elsewhere.

Most of the early migrants were from Britain and Ireland and their Anglo–Celtic heritage was the basis of the new nation.

At the end of World War II, millions of people in Europe were displaced from their homelands. At the same time, there was an acute shortage of labour in Australia and a growing belief that significant population growth was essential for the country’s future.

These and other factors led to the creation of a federal immigration department in 1945. The department, under various names, has existed continuously since then.
By 1947, an immigration boom was under way with a large and growing number of arrivals, including many who had arrived on government–assisted passages. Most of these migrants were from Europe, due to the ‘White Australia’ policy, which restricted migration from many parts of the world from Federation in 1901 until
the early 1970s.

Many of the 6.5 million people who have come to Australia since 1945 were motivated by a commitment to family, or a desire to escape poverty, war or persecution. They were determined to establish a new life for themselves and their families and were willing to work hard to make the most of their opportunities. For example, more than 100 000 migrants from 30 countries worked on the Snowy Mountains Scheme, a huge hydro–electric power generating project in Australia’s southern alps. The project took 25 years to complete, from 1949 until 1974.

By the mid–1970s, earlier restrictions on the entry of non–Europeans had been progressively removed and since then, Australia’s immigration policy has been non–discriminatory. An individual’s ethnic origin, sex, race or religion plays no part in determining their eligibility for a visa.
Read more...

Australian National Anthem

admin >> 1:49 PM >>


Advance Australia Fair

Australians all let us rejoice,
For we are young and free;
We've golden soil and wealth for toil;
Our home is girt by sea;
Our land abounds in nature's gifts
Of beauty rich and rare;
In history's page, let every stage
Advance Australia Fair.
In joyful strains then let us sing,
Advance Australia Fair.
Beneath our radiant Southern Cross
We'll toil with hearts and hands;
To make this Commonwealth of ours
Renowned of all the lands;
For those who've come across the seas
We've boundless plains to share;
With courage let us all combine
To Advance Australia Fair.
In joyful strains then let us sing,
Advance Australia Fair.
Read more...

About this visa

This visa allows overseas students who have completed their course studies in Australia and holders of certain temporary visas to apply for permanent residency.

This visa uses a points test to select visa applicants with characteristics needed in the Australian labour market.

You do not require sponsorship to apply for this visa.

Who is this visa for?

This visa is for you if you are in Australia and you are one of the following:

  • an overseas student or former overseas student
  • a holder of a Skilled – Graduate (subclass 485) visa or Skilled – Recognised Graduate (subclass 476) visa
  • a holder of a Trade Skills Training (subclass 471) visa.

You must:

  • be under 45 years of age
  • have good English language skills
  • have the skills and qualifications that meet the Australian standard for an occupation on the Skilled Occupation List (SOL) and your nominated occupation is classified as either:
    • a 60 point occupation
      or
    • a 50 point occupation

The SOL is a list of skilled occupations that are in need in Australia. Each occupation listed on the SOL is allocated a points value for use in the visa assessment process.
See: Form 1121i Skilled Occupation List (SOL) and Employer Nomination Scheme Occupation List (ENSOL) (129KB PDF file)

Read more...

Định cư tới Úc

admin >> 11:41 AM >>
Dưới đây là các thông tin về việc định cư sang Úc, sau khi đã nghiền ngẫm trang web của bộ Di Trú và Quốc Tich (DIAC).

Chương Trình Định Cư


Có hai chương trình được đưa ra nhằm giúp những người muốn sang Úc sinh sống lâu dài. Một là chương trình định cư bao gồm:

* Diện định cư theo tay nghề, gồm một số loại dành cho nhứng người có những kỹ năng nghề nghiệp cụ thể, tài nghệ xuất chúng hoặc có kỹ năng kinh doanh;
* Diện định cư gia đình, dành cho những người có thân nhân mang quốc tịch hoặc là thường trú nhân Úc;
* Diện di cư đặc biệt, dành cho những người đã từng mang quốc tịch hoặc thường trú nhân muốn quay trở về Úc, hoặc dành cho một số người New Zealand.


Chương trình định cư tập trung chủ yếu vào việc thu hút những người có kỹ năng và những người đồng ý sống ở những vùng ngoại ô của Úc.

Chương Trình Nhân Đạo

Chương trình thứ hai là chương trình riêng về nhân đạo, được thiết lập cho những người tị nạn và những người cần can thiệp nhân đạo đặc biệt.

Một phần chủ yếu của chương trình nhân đạo là chương trình tái định cư ở nước ngoài, hỗ trợ những người cần can thiệp nhân đạo ở nước ngoài mà việc tái định cư ở một nước khác là sự lựa chọn duy nhất của họ.

Chương trình bảo vệ ở trong nước dành cho những người hiện đang ở Úc nhưng đã đến Úc bằng thị thực tạm trú hoặc bằng con đường bất hợp pháp và những người này xin sự bảo vệ của Úc.
Read more...
Chính phủ Rudd sẽ giảm tiếp nhận người nhập cư có tay nghề khoảng 14% trong giai đoạn 2008-2009 nhằm bảo vệ người bản địa khỏi sự cạnh tranh việc làm với người nhập cư trong khi vẫn đảm bảo cho nhà tuyển dụng tuyển được chuyên gia có tay nghề trong các lĩnh vực đang khan hiếm lao động.
Vì tình hình có chiều hướng kéo dài, nên chính phủ có thể điều chỉnh mức độ nhập cư theo điều kiện kinh tế, và tuần trước Nội các đã chấp thuận giảm bớt số người nhập cư có tay nghề vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang xấu đi.
Rõ ràng, tình hình kinh tế Úc đã thay đổi do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vì vậy chính phủ phải thận trong chính sách nhập cư.
Các thay đổi trong chương trình là:
· Việc tiếp nhận người nhập cư có tay nghề sẽ giảm khoảng 14% trong giai đoạn 2008-2009, từ 133.5000 người xuống còn 115.000 người.
· Loại khỏi danh sách những ngành nghề cần gấp như thợ hồ, thợ sửa ống nước, thợ mộc, và thợ điện. Dự kiến chỉ còn để lại các ngành y tế, kỹ sư, và công nghệ thông tin.
Những thay đổi cùng với các biện pháp giải quyết đã đưa đến kết quả chỉ những người được nhà tuyển dụng bảo lãnh hoặc có ngành nghề nằm trong danh sách các ngành nghề cần gấp mới được cấp visa theo chương trình nhập cư người có tay nghề. Phân nửa visa thường trú được cấp cho những người nộp hồ sơ đang sinh sống và làm việc tại Úc.
Danh sách ngành nghề cần gấp vẫn được duy trì dựa trên việc xem xét lại định kỳ và chính phủ sẽ loại bỏ một số ngành nghề nếu những ngành đó được người lao động bản địa đáp ứng.
Thông báo từ Phòng Thương mại và Công nghiệp: Úc vẫn cần duy trì chương trình nhập cư có tay nghề vì nhiều lĩnh vực đòi hỏi tay nghề cao tại nước này vẫn đang cần lao động và không có sự cạnh tranh với lao động địa phương.
Vẫn còn khan hiếm lao động trong một số lĩnh vực, như là chăm sóc sức khỏe, và các giải pháp này cho phép doanh nghiệp tiếp tục tuyển chuyên gia có tay nghề cao vào các lĩnh vực đó trong khi không làm ảnh hưởng đến nguồn việc làm cho người bản địa cũng như mức lương và các điều kiện dành cho lao động Úc.
Chính phủ Rudd vẫn cam kết phát triển mạnh chương trình nhập cư đồng thời kiểm soát số lượng người nhập cư vào đất nước này và có kế hoạch ổn định chương trình nhập cư trong giai đoạn 2009-2010 để phù hợp với tình hình kinh tế.
Chương trình nhập cư theo diện người có tay nghề đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế và được phối hợp với Dự án Việc làm và Xây dựng đất nước của chính phủ nhằm đưa nước Úc thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Read more...

Võ Nguyên Giáp

admin >> 10:56 PM >>

Võ Nguyên Giáp

TTCT - Ngày 22-12-1949, trong thư gửi bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích nhân kỷ niệm năm năm ngày thành lập quân đội, Bác Hồ viết: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là anh cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của quân đội ta...”.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã có vinh dự và trách nhiệm lớn là người xây dựng và chỉ huy quân đội ta từ ngày đầu thành lập, một đội quân du kích với 34 chiến sĩ và vài chục khẩu súng trường, súng kíp thô sơ đã từng bước lớn lên thành những trung đoàn, đại đoàn thiện chiến để làm nên một Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”.

Đội quân du kích ngày ấy lại đã vươn lên chính qui hiện đại với những sư đoàn, quân đoàn hùng mạnh, để đi đến một mùa xuân toàn thắng! Qua hơn 30 năm xây dựng và chiến đấu, đội quân đó đã cùng toàn dân đánh bại quân đội xâm lược của hai đế quốc lớn, giành lại độc lập thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc, được nhân dân cả nước gọi bằng cái tên trìu mến là bộ đội cụ Hồ. Đồng chí Võ Nguyên Giáp là người có công đầu trong việc tạo nên hình ảnh đó qua “Mười lời thề danh dự” do ông soạn thảo.

Dù chưa trải qua một học viện hay trường lớp quân sự nào nhưng ý thức trách nhiệm cao trước vận mệnh của Tổ quốc, đồng chí đã biết trân trọng di sản quân sự quí báu của dân tộc, nghiên cứu các tác phẩm quân sự cổ kim đông tây, đặc biệt là trong thực tiễn cách mạng VN. Sau khi đánh thắng quân đội xâm lược Pháp, sớm thấy nguy cơ xâm lược của đế quốc Mỹ với tiềm lực quân sự lớn và vũ khí trang bị hiện đại hơn quân Pháp nhiều lần, đồng chí đã đề nghị khẩn trương xây dựng quân đội ta từ đơn thuần bộ binh thành một quân đội gồm nhiều binh chủng và quân chủng để sẵn sàng đánh bại tên đế quốc đầu sỏ.

Đồng chí đã cùng nhiều cán bộ cao cấp của quân đội đi nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chính qui và tác chiến hiệp đồng binh quân chủng của Liên Xô, vận dụng sáng tạo để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ trên miền Bắc.

Thượng tướng - giáo sư Hoàng Minh Thảo, nguyên giám đốc Học viện Quân sự cấp cao, tư lệnh mặt trận Tây nguyên - có lần đã nói (1981): “Võ Nguyên Giáp là bậc thầy về cách đánh. Ông luôn tìm ra cách đánh độc đáo và sáng tạo, vừa đảm bảo thắng lợi cao nhất cho trận đánh, vừa hạn chế đến mức thấp nhất thương vong cho tướng sĩ. Ông là vị thống soái có tài thao lược kiệt xuất...”.

30 năm ở thế kỷ 13, dân tộc ta đánh thắng ba cuộc tiến công của đế chế Nguyên Mông dưới sự thống lĩnh của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và 30 năm đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh ở thế kỷ 20, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ huy của tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã viết và cho xuất bản gần 100 tác phẩm bao gồm các luận văn về tư tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối quân sự của Đảng, về nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, về chiến tranh nhân dân đất đối không, chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển, về vũ trang quần chúng cách mạng đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân, về chiến thắng Điện Biên Phủ cùng các tập hồi ký từ thời kỳ đầu thành lập quân đội đến khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ, về các đề tài kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật...

Với bao nhiêu tác phẩm quan trọng ấy, Võ Nguyên Giáp vừa là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà lý luận quân sự hàng đầu của VN trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp không chỉ là một tổng tư lệnh “văn võ song toàn” mà còn là một người chỉ huy “đức tài trọn vẹn”, xứng đáng là học trò gần gũi và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“...là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh”

Có mặt ở Điện Biên Phủ trong những tháng ngày gian khổ đó, nhà văn Nguyễn Đình Thi từng nhận xét: “Một vị tổng tư lệnh, đồng thời là người chỉ huy chiến dịch mà viết thư gửi chiến sĩ với những lời thân mật như anh em, quả là điều hiếm thấy trong chiến tranh các nước!”. Cố thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, nói: “Võ Nguyên Giáp là tư lệnh của các tư lệnh, chính ủy của các chính ủy”, “là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh”.

Xúc động trước tình cảm của người chỉ huy cao nhất của quân đội đối với các liệt sĩ hi sinh trên đỉnh đèo Phulênhích, trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - nguyên tư lệnh binh đoàn 559 - viết trong hồi ký: “Những giọt nước mắt dành cho những chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại trên trọng điểm này của vị tổng tư lệnh giữa chiều Trường Sơn thật sự thấm đậm tình người, lắng sâu trong tâm khảm chúng tôi, không thể nào quên được!”.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp có hạnh phúc lớn là được sự tin yêu và ngưỡng mộ hầu như tuyệt đối của toàn quân và toàn dân, sự kính trọng của nguyên thủ quốc gia nhiều nước và bạn bè quốc tế. Đồng chí lại có hạnh phúc lớn là người sống lâu nhất trong những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng và quân đội ta kể từ thời kỳ tiền khởi nghĩa đến nay.

Ở nước ta, cũng ít thấy vị nào mấy chục năm sau khi rời khỏi cương vị lãnh đạo mà hằng năm, đến các dịp kỷ niệm sinh nhật, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 30-4 và ngày thành lập Quân đội nhân dân lại được các vị cách mạng lão thành, đông đảo cựu chiến binh, các học trò cũ và đại diện các tầng lớp nhân dân trên cả nước mang những lẵng hoa tươi thắm hay những bức trướng với những câu thắm đậm nghĩa tình lần lượt đến chúc mừng. Hàng trăm đoàn, hàng ngàn người kế tiếp nhau, phải nhiều ngày mới hết!

Các tướng lĩnh, sĩ quan nguyên là cán bộ, học viên khóa 1 Trường võ bị Trần Quốc Tuấn tặng trướng:

Theo Bác, vì dân, tầm vũ súy,
Thao lược, quân công sánh Lý Trần,
Đẹp chín mươi mùa xuân thế kỷ,
Sao vàng lấp lánh nét nhân văn.

Đảng bộ và nhân dân quê hương Quảng Bình đề tặng:

Quảng bá uyên thâm vị tướng tài,
Bình sinh nợ nước nặng hai vai,
Ghi sâu công trạng ngời trang sử,
Ơn nghĩa nhân sinh thắm đượm hoài.

Đại tá, nhà văn Nguyễn Trần Thiết vừa làm một bài thơ mừng đại tướng tròn 97 tuổi với những câu ca ngợi như sau:

Dù có truy tìm lịch sử khắp đông tây kim cổ,
Từ trước Công nguyên cho đến ngày 25-8-2007 của thế kỷ 21 này,
Vẫn không có người thứ hai,
Mừng đại, đại thọ 97 xuân,
Hãnh diện, hiên ngang đeo lon đại tướng.

...

Nếu có mời các nhà bác học châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương,
Cùng soi tìm chỉ thấy người duy nhất nêu gương,
Tròn 59 năm, tính từ ngày làm lễ thụ phong đã có 21.535 ngày,
Anh Võ Nguyên Giáp mang trên vai quân hàm đại tướng.
Anh là tướng trong lòng dân.

...

Anh là vĩ nhân
Sẽ sống mãi mãi trong dân vạn đời.

Đây thật sự là phần thưởng vô giá dành cho một trong những vị khai quốc công thần, xứng đáng với 10 chữ vàng: “Võ công truyền quốc sử, văn đức quán nhân tâm” (tạm dịch: Chiến công lưu truyền lịch sử dân tộc/ Nhân văn đức độ thấu tận lòng người) do Viện Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh kính tặng.

Nhớ lại đầu năm 1948, sau khi quân và dân ta đánh bại cuộc tiến công lớn của quân Pháp vào căn cứ địa Việt Bắc do đại tướng Valluy - tổng chỉ huy quân viễn chinh xâm lược Pháp - chỉ huy, Trung ương Đảng và Chính phủ lần đầu tiên phong quân hàm cho một số đồng chí lãnh đạo và chỉ huy quân đội, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong hàm đại tướng. Khi sự kiện này được công bố trên Đài Tiếng nói VN, một nhà báo phương Tây hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì sao một lúc phong nhiều tướng tá như vậy? Việc phong cấp này dựa theo những tiêu chuẩn nào? Hồ Chủ tịch trả lời ngắn gọn: “Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng”. Cho đến nay nguyên tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã mang quân hàm đại tướng gần 60 năm!

Sau 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc, trên cương vị tổng tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ đánh thắng một đại tướng đối phương, mà đã lần lượt đánh thắng bảy đại tướng tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp và ba đại tướng tổng chỉ huy quân đội xâm lược Mỹ! Trong khi nêu cao vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, chủ nghĩa Mác - Lênin không bao giờ phủ định vai trò của các nhân vật, của cá nhân trong lịch sử!

Một tờ báo ở TP.HCM từng viết: “Dàn nhạc hay phải có nhạc trưởng giỏi, trận đánh thắng phải có người chỉ huy tài...”, lôgic sơ đẳng đó không thể bỏ qua vì lý do “đề cao công lao tập thể”! Theo lôgic ấy và lập luận đầy sức thuyết phục của Bác Hồ khi phong quân hàm năm 1948 thì sau khi đánh thắng 10 đại tướng đối phương, tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp lẽ ra phải được phong hàm nguyên soái từ lâu! Đó cũng là nguyện vọng chung của đông đảo cựu chiến binh và tuyệt đại đa số đồng bào cả nước.

Nguyện vọng đó đã từng được một đại biểu của thành phố mang tên Bác trình bày trước Quốc hội cách đây hơn 10 năm. Đây không chỉ là việc của một cá nhân mà là niềm vinh dự và tự hào chung, là sự tôn vinh một trong hai thời đại chống ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc, thời đại đánh thắng những tên xâm lược quốc tế có tham vọng làm bá chủ toàn cầu! Đó là 30 năm ở thế kỷ 13, dân tộc ta đánh thắng ba cuộc tiến công của đế chế Nguyên Mông dưới sự thống lĩnh của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và 30 năm đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh ở thế kỷ 20, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ huy của tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Không phải ngẫu nhiên mà khi bình chọn danh tướng thế giới, các nhà khoa học lịch sử quân sự nhiều nước đã bình chọn hai vị thống soái của VN có chiến công nổi bật nhất tiêu biểu cho hai thời đại đó! Nhiều người cho rằng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp xứng đáng là anh hùng dân tộc, và cùng có chung nhận xét: “Một trong muôn vàn biểu hiện sự sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã phát hiện sớm và trọng dụng đúng nhân tài, chọn Võ Nguyên Giáp làm người phụ trách công tác quân sự của Đảng ta”.

Read more...